Friday, March 1, 2013

Những điều cấm kỵ khi uống trà

9:01 PM


Ảnh minh họaNếu uống trà khi no, trà sẽ pha loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Hơn nữa, vì trong trà có hàm lượng axit oxalic. Axit oxalic sẽ phản ứng với sắt và protein trong thức ăn, ảnh hưởng đến quá hình hấp thụ hai chất dinh dưỡng này. Vậy trước và sau khi ăn cơm khoảng 20 phút không nên uống trà.

Uống trà trước khi ngủ
Nếu bạn uống trà trước khi ngủ sẽ khiến tinh thần hưng phấn, ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Do vậy, tốt nhất trước khi ngủ 2 tiếng bạn không nên uống trà.
Uống trà nước đầu
Trong quá trình trồng trọt, gia công, đóng gói thành phẩm, các loại trà không tránh khỏi bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, bụi đất… Do đó, khi uống trà bạn nên bỏ nước đầu vì nước đầu chỉ có tác dụng rửa sạch trà. Bằng cách này sẽ khử được những tạp khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
Uống trà quá nóngUống trà quá nóng có thể khiến cho cổ họng, thực quản và dạ dày bị kích thích có cảm giác bỏng rát. Ngoài ra thói quen uống trà quá nóng còn có thể làm ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày.
Uống trà để qua đêm
Uống nước trà để lâu, đặc biệt là qua đêm, nước trà sẽ bị đổi màu, biến chất, vitamin B, C dần bị phân hủy, đồng thời, lượng caffeine trong nước trà cũng tăng cao, nếu uống nhiều sẽ kích thích trung khu thần kinh, khiến cơ thể trở nên khó chịu. Nên uống trà sau khi pha 4-6 phút.
Uống trà kém chất lượng
Trà thường khó bảo quản, nhất là mùa lạnh, trà để lâu dễ bị biến chất, kém chất lượng, hàm lượng mầm bệnh và chất có hại cho cơ thể tăng lên mà bạn không thể biết được.
Ngoài ra, chất tannin có trong nước trà sẽ phá hủy công dụng tuyệt vời của thuốc, khiến cho thuốc trở nên vô tác dụng.
Một số trường hợp không nên uống trà
Sỏi tiết niệu: Trong khi trà lại chứa oxalte, một trong những hóa chất dẫn đến việc hình thành sỏi đường tiết niệu. Vì vậy, những người mắc bệnh sỏi tiết niệu nếu uống quá nhiều nước chè sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh.
Viêm dạ dày:
Trong dạ dày có dung môi este phốt phát, hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm bởi chất ta-nanh có trong trà. Khi hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm thì tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng axit dạ dày rất lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm.

Người bị táo bón: Sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày bị suy giảm bởi chất caphein có trong trà, đồng thời hoạt động của nhu động ruột cũng bị chậm lại. Hậu quả là việc bài tiết trở nên khó khăn, gây táo bón.

Bệnh mạch vành: Trà có chứa hàm lượng lớn caffeine, theophylline - chất gây hưng phấn, tăng cường cơ năng của tim. Bởi vậy, những người mắc bệnh mạch vành, nhịp tim đập nhanh, rung tâm nhĩ uống nhiều nước chè đặc sẽ khiến nhịp tim đập vốn đã nhanh lại càng nhanh hơn, gia tăng tình trạng bệnh.
Cao huyết áp: Caffeine trong  trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, vậy nên những người mắc bệnh cao huyết áp nếu uống quá nhiều nước trà, đặc biệt là nước trà đặc sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn, bất lợi cho sức khỏe.

Phạm Minh

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 comments:

Post a Comment

 

© 2013 Blog Tổng Hợp. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top