Nhiều ý kiến cho rằng, Hiến pháp mới cần ghi nhận và đảm bảo những quyền cơ bản của con người.
Sáng 28/2, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị lấy ý kiến trí thức trẻ, giảng viên trẻ và sinh viên góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Quyền tiếp cận công lý còn thiế
Bạn Nguyễn Minh Đức, sinh viên năm thứ 4, trường ĐH Luật đề cập tới quyền tiếp cận công lý. “Đây là một trong những quyền quan trọng nhất của người dân. Vì chỉ khi có quyền này, thì mọi quyền khác mới có thể được bảo vệ” Đức khẳng định.
Quyền tiếp cận công lý bao gồm 4 yếu tố: quyền khiếu nại, tố cáo; quyền khởi kiện; quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng; quyền được thi hành kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo, được thi hành án một cách chính xác và nhanh chóng.
Tuy nhiên, quyền tiếp cận công lý này mới chỉ được thể hiện ở điều 32 và điều 31. Điều 32 đề cập đến quyền tiếp cận công lý trong lĩnh vực hình sự. Điều 31 đề cập đến biện pháp khiếu nại, tố cáo.
“Nếu Hiến pháp chỉ quy định về quyền khiếu nại, tố cáo mà không có quy định về những yếu tố liên quan là thiếu sót.
Sự thiếu sót về nội dung chứng tỏ việc quyền tiếp cận công lý đã không được nhà nước coi trọng trong thời gian qua, cũng như không thể hiện việc quyền này sẽ được coi trọng trong tương lai”, nam sinh viên lập luận.
“Dịch vụ này phải được cung ứng một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và làm vừa lòng người dân. Từ năm 2001, tòa án Singapore đã từng tuyên bố rằng họ không cần phải tăng tốc xử lý vụ việc nữa, bởi tốc độ của họ đã vào loại nhanh nhất thế giới, với hầu hết các vụ việc được giải quyết trong vòng 30 ngày, thậm chí nhiều vụ chỉ mất 7 ngày” sinh viên này cho biết.
Phân biệt quyền cơ bản và quyền tự nhiên tuyệt đối
Th.s Lại Thị Phương Thảo (ĐH Luật Hà Nội) đặt vấn đề: Lâu nay chúng ta vẫn nhắc tới dân chủ như một thuật ngữ quen thuộc, nhưng liệu có mấy ai hiểu thực chất là gì? “Khi thực hiện giảng dạy tại nhiều nơi, tôi đều hỏi học sinh, dân chủ là gì? Các em đều trả lời được, là quyền làm chủ của người dân. Song chỉ cần hỏi thêm: Vậy làm chủ những đối tượng nào thì không em nào rõ”.
Từ đây, Th.s Thảo nêu quan điểm: Dân chủ là người dân có quyền làm chủ đối với những quyền con người, quyền cơ bản của công dân; người dân có quyền làm chủ đối với việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Cụ thể, Th.s Thảo dẫn khoản 1 điều 39 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng với nhau”.
“Quy định “nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn” là một bổ sung mới nhưng lại chứa đựng điều bất hợp lý về khoa học pháp lý ở chỗ, dù có hay không hiến định thì cũng chẳng nhà nước nào cấm nổi hành động này, đây là quyền tự nhiên tuyệt đối, không thuộc quyền cơ bản. Còn nếu dự thảo muốn làm rõ hơn quy định của Hiến pháp 1992 về việc “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” để chống cưỡng ép hôn nhân thì có thể hiến định thành: “quyền tự do kết hôn và ly hôn”, Th.s Thảo phân tích.
Quyền tiếp cận công lý còn thiế
Bạn Nguyễn Minh Đức, sinh viên năm thứ 4, trường ĐH Luật đề cập tới quyền tiếp cận công lý. “Đây là một trong những quyền quan trọng nhất của người dân. Vì chỉ khi có quyền này, thì mọi quyền khác mới có thể được bảo vệ” Đức khẳng định.
Quyền tiếp cận công lý bao gồm 4 yếu tố: quyền khiếu nại, tố cáo; quyền khởi kiện; quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng; quyền được thi hành kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo, được thi hành án một cách chính xác và nhanh chóng.
Tuy nhiên, quyền tiếp cận công lý này mới chỉ được thể hiện ở điều 32 và điều 31. Điều 32 đề cập đến quyền tiếp cận công lý trong lĩnh vực hình sự. Điều 31 đề cập đến biện pháp khiếu nại, tố cáo.
“Nếu Hiến pháp chỉ quy định về quyền khiếu nại, tố cáo mà không có quy định về những yếu tố liên quan là thiếu sót.
Sự thiếu sót về nội dung chứng tỏ việc quyền tiếp cận công lý đã không được nhà nước coi trọng trong thời gian qua, cũng như không thể hiện việc quyền này sẽ được coi trọng trong tương lai”, nam sinh viên lập luận.
SV Nguyễn Minh Đức: Quyền tiếp cận công lý của người dân chưa được thể hiện đầy đủ
Từng tham khảo hệ thống luật pháp của Singapore, Nguyễn Minh Đức nêu nhận định: một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của tòa án Singapore là cung ứng dịch vụ tiếp cận công lý cho người dân. Điều này được quy định rõ trong hiến pháp. “Dịch vụ này phải được cung ứng một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và làm vừa lòng người dân. Từ năm 2001, tòa án Singapore đã từng tuyên bố rằng họ không cần phải tăng tốc xử lý vụ việc nữa, bởi tốc độ của họ đã vào loại nhanh nhất thế giới, với hầu hết các vụ việc được giải quyết trong vòng 30 ngày, thậm chí nhiều vụ chỉ mất 7 ngày” sinh viên này cho biết.
Phân biệt quyền cơ bản và quyền tự nhiên tuyệt đối
Th.s Lại Thị Phương Thảo (ĐH Luật Hà Nội) đặt vấn đề: Lâu nay chúng ta vẫn nhắc tới dân chủ như một thuật ngữ quen thuộc, nhưng liệu có mấy ai hiểu thực chất là gì? “Khi thực hiện giảng dạy tại nhiều nơi, tôi đều hỏi học sinh, dân chủ là gì? Các em đều trả lời được, là quyền làm chủ của người dân. Song chỉ cần hỏi thêm: Vậy làm chủ những đối tượng nào thì không em nào rõ”.
Từ đây, Th.s Thảo nêu quan điểm: Dân chủ là người dân có quyền làm chủ đối với những quyền con người, quyền cơ bản của công dân; người dân có quyền làm chủ đối với việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Th.S Lại thị Phương Thảo: Phải phân biệt rõ quyền tự nhiên tuyệt đối và quyền cơ bản
Theo đó, Hiến pháp là đạo luật cơ bản với những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung nhất, để ghi nhận và đảm bảo những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ quyền tự nhiên tuyệt đối và quyền cơ bản. Trong đó, quyền cơ bản là những quyền vốn có của con người nhưng cần phải có sự đảm bảo từ phía nhà nước để quyền đó có thể được thực hiện. Còn quyền tự nhiên tuyệt đối thì không cần đưa vào Hiến pháp bởi đó là những quyền mà chẳng nhà nước nào có thể can thiệp cấm hoặc bắt buộc.Cụ thể, Th.s Thảo dẫn khoản 1 điều 39 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng với nhau”.
“Quy định “nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn” là một bổ sung mới nhưng lại chứa đựng điều bất hợp lý về khoa học pháp lý ở chỗ, dù có hay không hiến định thì cũng chẳng nhà nước nào cấm nổi hành động này, đây là quyền tự nhiên tuyệt đối, không thuộc quyền cơ bản. Còn nếu dự thảo muốn làm rõ hơn quy định của Hiến pháp 1992 về việc “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” để chống cưỡng ép hôn nhân thì có thể hiến định thành: “quyền tự do kết hôn và ly hôn”, Th.s Thảo phân tích.
Sao không có quyền được chết? Điều 21 trong Dự thảo nêu: “Mọi người có quyền sống”. Theo Th.S Lại Thị Phương Thảo, nếu hiểu theo cách “quyền có sự sống” thì sẽ có nhiều người đặt câu hỏi vậy có quyền được chết hay không? Việc bác sĩ hay người nhà giúp bệnh nhân hiểm nghèo được chết, điều mà thực tế nhu cầu xã hội đang đặt ra, liệu có phải vi phạm quyền hiến định? Và một khi quyền sống được coi là quyền cơ bản thì liệu nhà nước ta đã chuẩn bị đủ tiền đề bảo đảm nó được thực thi? “ Nên chăng quy định theo hướng: “Mỗi người có quyền quyết định đối với sự sống của họ”, để tránh cách quy định quyền mà nhà nước không đủ khả năng bảo đảm thực hiện”, nữ giảng viên kiến nghị. |
Tuyết Mai
0 comments:
Post a Comment