Wednesday, March 16, 2011

Trại Hoa Vàng -2

7:52 PM

Chương 11




T ừ khi "gài" thằng Cường làm "gián điệp", tôi gặp Cẩm Phô dài dài.
Cường vẫn nói chuyện với Cẩm Phô bằng ngôn ngữ của.... những ngón tay nhưng sau tai họa tày đình kia, nó không còn dám lạm dụng thứ ngôn ngữ bí hiểm này vào những mục đích bừa bãi nữa. Cường thôi chỉ trỏ lung tung. Bây giờ, những ngón tay đầy cấu ghét của nó chỉ đóng vai trò của những chiếc kim đồng hồ: ngón trỏ là một giờ, ngón trỏ giữa là hai giờ, ngón trỏ đưa lên ngón giữa gập xuống là một giờ rưỡi...
Dĩ nhiên không phải lúc nào Cẩm Phô cũng hoan hỉ đáp lại lời hẹn hò của tôi. Những lúc bận chuyện gì không đi được, nó trả lời bằng cách đưa tay lên vuốt tóc. Cẩm Phô dặn tôi như vậy.
Bữa nào Cẩm Phô vuốt tóc, Cường hộc tốc đến nhà tôi.
- Hỏng bét rồi!
- Có chuyện gì vậy?
- Bữa nay nó lại rờ đầu!
Thứ văn chương "thô thiển" của Cường bao giờ cũng khiến tôi nhăn mặt:
- Nó vuốt tóc thì bảo nó vuốt tóc, mày cứ nói rờ đầu nghe thấy ghê!
- Ghê gì đâu?
Tôi hừ mũi:
- Nghe cứ như thể đầu nó toàn là ghẻ chốc!
- Chứ gì nữa! - Cường nham nhở - Chính nó lây cho thằng Phú ghẻ nhà mình...
Tôi dậm chân dậm cẳng, không đợi Cường nói hết câu:
- Mày có xéo ngay đi không!
Thấy tôi phùng mang trợn mắt, Cường rụt cổ, lảng mất. Nhưng vài ngày sau nó lại mò đến, cười toe toét:
- Ngon lành! Bữa nay bật ngón tay xong, tao liếc chừng cả buổi, chẳng thấy nó rờ đầu rờ cổ miếng nào!
Hào hứng với thành quả vừa đạt được, Cường quên béng mất giữa "vuốt tóc" và "rờ đầu" từ nào nghe văn hoa thơ mộng hơn từ nào. Nó cứ thuận miệng tuôn ra ào ào. Tôi lại nhăn mặt, nhưng những lần sau này tôi chẳng thèm cự nự nó. Cự nó, nó lại phịa chuyện Cẩm Phô có ghẻ, tôi càng lộn tiết thêm.
Thật ra trong mười lần tôi rủ Cẩm Phô đi ăn chè, nó chỉ vuốt tóc với tôi khoảng hai lần. Tám lần khác nó đều y hẹn. Tôi đến quán bà Thường ngồi đợi chừng mười phút là thấy nó xuất hiện. Như vậy là thằng Phú ghẻ nói đúng. Cẩm Phô thương tôi chứ đâu có thù tôi. Thằng Phú ghẻ ngứa này mà đi làm thầy bói chắc là giàu sụ!
Nhưng mặc dù thương tôi không để đâu cho hết, mặc dù những buổi trưa trong vườn bà Thường yên tĩnh và cực kỳ thơ mộng, Cẩm Phô vẫn không chịu ngồi gần tôi. Lần nào nó cũng ngồi vào chiếc ghế đối diện, bất chấp việc trước đó tôi đã khéo léo bố trí hai ly chè nằm sát về phía tôi và hoàn toàn xa cách tầm tay nó. Chiếc ghế chết tiệt đó ngăn cách với tôi bởi chiếc bàn cũng chết tiệt không kém, lần trước tôi rải đầy lá khô, Cẩm Phô còn không ngán, huống chi bây giờ tôi chẳng dám ngo ngoe.
Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Cẩm Phô chuẩn bị an tọa trên chiếc ghế khốn kiếp đó, tôi đều mở thao láo mắt ra nhìn nó và ấm ức tự nhủ người xưa bảo "nam nữ thọ thọ bất thân", ông cố tôi và bà cố Cẩm Phô nếu ngồi ăn chè với nhau chắc cũng ngồi cách xa như vậy, thậm chí nếu không có bàn có khi phải chạy đi mượn cái bàn của ai đó đặt vô giữa, nhưng đó là người xưa, còn Cẩm Phô là cháu chắt xa lắc xa lơ của các vị, là người đời nay, sao nó cũng bày đặt "thọ thọ" với tôỉ?
Nhưng dù sao tôi cũng chẳng lấy làm buồn cho lắm về chuyện đó. Bởi khi Cẩm Phô đưa mắt nhìn tôi và cái giọng êm ái của nó vừa cất lên là bao nhiêu bực dọc trong lòng tôi lập tức bay biến.
Chè bà Thường đã ngọt, giọng Cẩm Phô còn ngọt hơn. Tôi vốn là đứa hảo ngọt, dĩ nhiên cảm thấy cuộc sống trong khoảnh khắc ấy sao mà đầy ắp ý nghĩa! Mặc dù nói cho đúng thì những cuộc trò chuyện giữa hai đứa tôi trong quán bà Thường khó có thể gọi là "tình tứ".
Thường thường tôi nói:
- Khi nãy đi đường nắng không?
Cẩm Phô nói:
- Nắng.
- Đội nón mà nắng?
- Nón cũng nắng.
- Thôi ăn chè đi cho mát!
- Xí!
"Xí" xong tới phiên Cẩm Phô hỏi tôi:
- Khi nãy anh đợi lâu không?
- Lâu.
- Mấy phút mà lâu?
- Mười phút.
- Mười phút mà lâu gì?
- Lâu chứ.
- Xí!
Sau khi "xí" thêm một tiếng nữa, Cẩm Phô bưng ly chè lên. Chỉ đợi có vậy tôi hí hửng bưng theo.
Những cuộc đối thoại giữa hai người "nhớ nhau muốn chết" đại khái chỉ có vậy, toàn những câu vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu và nhạt như nước ốc. Nhưng không hiểu sao, đối với tôi những chuyện ấy lại rất đổi đậm đà, hấp dẫn và mê ly, nếu như Cẩm Phô không phải vội về nhà, nếu như nó có thể ở luôn bên cạnh tôi kể từ giờ phút đó, tôi tin rằng tôi có thể trò chuyện với nó quẩn quanh như vậy cho đến già mà không hề thấy chán.
Cẩm Phô có lẽ cũng cùng tâm trạng như tôi. Nghĩa là nó cũng cảm thấy vui thích khi được ngồi bên tôi, nhìn thấy tôi và nghe tôi nói. Còn tôi nói vung vít những gì chắc nó không mấy để ý.
Có nhiều lúc cuộc trò chuyện đột ngột rơi vào im lặng mà chẳng ai hay. Chúng tôi lơ đãng ngắm con bọ ngựa đang dọ dẫm trên cành lá thấp hoặc dõi theo cánh ong bay vù vù tìm mật giữa trưa. Không nói một câu, sao tôi cảm thấy tôi và Cẩm Phô đang gần nhau quá thể.
Trong những ngày đẹp đẽ đó, tôi âm thầm tích góp tiền bạc mua một cây đàn.
Hôm tôi ôm cây đàn về, nhỏ Châu trố mắt:
- Anh mượn của ai vậy?
Tôi vênh mặt:
- Chẳng mượn của ai cả. Tao mua.
- Mua? - Nhỏ Châu như không tin vào tai mình.
- Thì mua! Bộ mày lạ lắm sao?
Nhỏ Châu không đáp mà lại hỏi:
- Anh mua đàn làm gì?
Nhỏ Châu làm tôi điên tiết.
- Mua đàn là để đàn chứ để làm gì! - Tôi cau mặt - Chẳng lẽ đại huynh của mày mua đàn về để... nấu cà-ri ?
- Nhưng anh đâu có biết đàn?
- Không biết thì học! - Tôi khịt mũi - Học đàn dễ ợt!
Để chứng minh "học đàn dễ ợt", tôi lập tức triệu tập Phú ghẻ đến nhà.
Tôi dắt hắn ra sau vườn:
- Ngồi đó đợi tao chút!
Phú ghẻ quả là thằng bạn chẳng ra gì. Tôi vừa quay lưng đi, nó đã giục:
- Lẹ lên! Tao đói bụng lắm rồi!
Tôi ngạc nhiên:
- Lẹ lên cái gì?
Phú ghẻ liếm môi:
- Thì đi lấy món gì mày định đãi tao ấy!
Tôi phì cười:
- Món này ăn không được!
Một lát tôi ôm cây đàn ra.
Phú ghẻ nhìn sững cây đàn:
- Cho tao hả?
Tôi chìa cùi chỏ:
- Cho cái này nè.
- Vậy chứ mày xách đàn ra đây làm gì?
Tôi dúi cây đàn vào tay nó mỉm cười:
- Tập tao đàn!
- Trời ơi là trời!
Phú ghẻ kêu lên một tiếng tuyệt vọng và ngã lăn đùng ra bãi cỏ.
Nhìn nó giả chết biết nó muốn "đòi hối lộ" tôi đành tặc lưỡi:
- Thôi để tao đi kiếm cho mày một ổ bánh mì nhưng nạp năng lượng xong, mày phải tập cho tao đàng hoàng à nghen!
Kể từ bữa đó, mồm tôi lúc nào cũng lảm nhảm "Đồ, rê mi fa xôn la xí đố rế", cứ như thể đọc thần chú. Nhỏ Châu nhại tôi riết đến nỗi quen miệng, bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp nó ngồi ngoài hè lảm nhảm giống như tôi.
Phú ghẻ chỉ dạy tôi có ba bữa đầu. Đến khi thấy tôi có thể gảy "từng tứng tưng" một mình, nó thảy cho tôi cuốn "Tự học ghi ta" và dăm tập nhạc rồi biến mất.
Chiều chiều tôi ôm đàn ra vườn, ngồi bấm nhói cả tay. Tôi dòm vô sách, lui cui tập chuyển gam. Tôi bấm gam không quen, gảy lên nghe "tạch tạch" như thể pháo lép.
Nhỏ Châu ngồi bên cạnh xem tôi tập, với vẻ mặt tò mò của một khán giả đang ngồi coi khỉ tập đi xe trong rạp xiếc. Mỗi lần cây đàn của tôi phát ra những âm thanh nghe nghèn nghẹt như một người viêm mũi kinh niên, nó liền bụm miệng cười hí hí.
Nhưng tôi mặc nó. Tôi nghĩ đến câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" và lại cúi mình trên thùng đàn gảy "chách chách", mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Sự kiên trì hiếm có của tôi có lẽ khiến nhỏ Châu ngạc nhiên lắm. Nó không hiểu tại sao một kẻ vốn nổi tiếng làm biếng trong việc học lẫn việc nhà như tôi lại siêng năng tập gảy đàn một cách đột ngột như thế. Một hôm, nén không được thắc mắc:
- Tự dưng anh học đàn chi vậy ?
- Sao lại tự dưng? - Tôi quắc mắt - Hễ có bạn gái là phải biết chơi đàn, hiểu chưa đồ ngốc?
Nghe tôi mắng là "đồ ngốc", nhỏ Châu lộ vẻ ngẩn ngơ. Chắc nó đang cố tìm hiểu xem giữa "chị hai" của nó và cây đàn trên tay tôi có mối liên hệ bí ẩn như thế nào mà tôi nạt nộ nó một cách hùng hồn như thế.
Trong khi nhỏ Châu đang nghĩ ngợi mông lung, tôi chợt giật thót mình khi nhớ ra ba tôi và chú Sáu tôi đâu có biết đàn địch hát xướng gì mà vẫn tán tỉnh được mẹ tôi và thím Sáu ngon ơ. Sợ nhỏ Châu nhớ ra chuyện đó rồi vặn vẹo lôi thôi, tôi hắng giọng nói thêm:
- Khi mình thích một ai đó, trong lòng mình có những cảm xúc không thể nói ra thành lời được, mình phải nhờ cây đàn nói giùm mình, mày hiểu không?
- Không hiểu!
Nhỏ Châu lắc đầu, thật thà đáp. Thật thà là một đức tính tốt nhưng lúc này nhìn nhỏ Châu, tôi chỉ muốn véo cho nó một cái.
Nhỏ Châu không biết sát khí đang nổi lên trên đầu tôi, lại tiếp tục chất vấn:
- Cây đàn có biết nói đâu mà nói dùm!
- Thật tao chưa thấy ai ngu như mày! - Tôi đổ quạu - Chứ còn miệng tao nữa chi! Bộ tao không biết hát theo hả ?
- Anh mà hát? - Nhỏ Châu nhìn sững tôi như thể nó chưa từng thấy tôi bao giờ.
- Chứ sao! - Tôi ưỡn ngực - Mai mốt gặp Cẩm Phô tao sẽ hát cho nó nghe bài "Nỗi buồn hoa phượng". Nghe xong, chắc chắn nó sẽ xúc động đến ứa nước mắt.
"Nỗi buồn hoa phượng" là một trong hai bài hát Phú ghẻ dạy tôi bữa trước. Nó bắt tôi đàn bản này cốt để nó dạy điệu habanera, cũng như đàn bản "Lạnh Lùng" để học điệu tăng go sơ cấp.
Nói xong tôi ngoác miệng hát liền, sợ để lâu nó cụt hứng:
- "Mỗi năm đến hè lòng mang mát buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Tôi đang lim dim mắt rống hết cỡ, nhỏ Châu bỗng "xì" một tiếng, chen ngang:
- Bữa nay còn chưa đến Tết, hè đâu mà hè!
Bị phá bĩnh, mặt tôi nhăn như bị:
- Thì đợi đến hè tao hát! Tao có hát bây giờ đâu!
- Chứ bây giờ anh hát bản gì ?
Tôi nhún vai:
- Thiếu gì bản, Phú ghẻ dạy tao cả khối!
Và tôi liếm môi:
- Thôi để tao hát cho mày nghe bản này!
- Bản gì vậy ?
Không buồn trả lời nhỏ Châu, tôi cuối đầu nhìn xuống cần đàn tìm chỗ để... đặt mấy đầu ngón tay. Tôi gảy "chách chách chách chùm chum" và hát:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào...
Lần này cũng vậy, tôi mới "biểu diễn" được hai câu, nhỏ Châu đã nhảy tót vô họng tôi:
- Bữa trước anh bảo chị Cẩm Phô nhớ anh muốn chết, sao bây giờ lại hát "Em nỡ lạnh lùng đến thế sao"?
Bị "đâm hông" hoài, tôi nhịn hết nổi, bèn giơ nắm đấm ra:
- Mày không biết thưởng thức văn nghệ, thì tìm đường xéo đi cho tao nhờ! Đứng đó tao nổi khùng lên là tao cốc cho u đầu bây giờ!
Nhỏ Châu chắc chẳng ham gì cái chuyện "thưởng thức" giọng ca rè như thùng thiết bể của tôi. Nghe tôi đuổi, nó co giò chạy biến, mặt mày rạng rỡ.
Ngồi lại một mình giữa vườn hoa, tôi tiếp tục gò người trên thùng đàn, thả hồn theo tiếng tơ trầm bổng. Thỉnh thoảng, cây đàn dưới tay tôi lại phát ra những âm thanh "tạch tạch" nhưng tôi mặt kệ. Những cánh hoa vàng rung rinh trước gió khiến lòng tôi bỗng chốc trở nên dịu dàng và thanh thản. Tôi ngắm màu hoa và khe khẽ hát:
- Sao em không nói một lời gì
Dẫu chỉ một lời không đáng chi...
Tôi hát và bất giác nhớ đến "chị hai nhỏ Châu". Tôi nhớ trước nay nó chẳng nói với tôi được "một lời gì" ý nghĩa. Gặp tôi trong quán bà Thường, nó chỉ nói chuyện lông bông. Rồi cắm cúi ăn chè. Ăn mệt nghỉ. Dường như nhỏ Châu nói đúng. Cẩm Phô chỉ thích ăn chè chứ đâu phải thích tôi.
Trước nay, chẵng bao giờ tôi để ý đến những chuyện "vặt vãnh" đó. Hễ ngồi cạnh Cẩm Phô là tôi khoái. Ngồi cạnh nó, tôi sướng mê tơi. Lòng lâng lâng, tôi chẳng ao ước gì hơn nữa. Nhưng bữa nay, ngâm nga hát hỏng một hồi, tôi sực nhớ ra Cẩm Phô chưa từng "hứa hẹn" gì với tôi. Mà tôi, hình như tôi cũng chưa hề "thề thốt" gì với nó. Sao lạ vậy nhỉ.
Suốt mấy ngày liền, tôi tập tới tập lui hai bản "Lạnh lùng" và "Nỗi buồn hoa phượng". Các đầu ngón tay tôi tê buốt, nhưng tôi kiên quyết không bỏ cuộc. Tôi nhất định phải trở thành ca sĩ... nghiệp dư. Tôi nhất định đem lời ca tiếng hát ra "phục vụ" Cẩm Phô. Tôi sẽ nhờ tiếng đàn nói hộ lời "thề thốt".
Để cho ra vẻ nghệ sĩ, tôi bắt đầu để tóc dài phủ gáy. Tôi cắt móng tay trái cụt lủn, sát tận gốc, trong khi tay phải tôi để móng dài thậm thượt. Dân sành điệu nhìn vào, biết ngay tôi là tay chơi đàn thứ "xịn". Chỉ có dân móc classique chuyên nghiệp hoặc dân ghẻ ngứa như Phú ghẻ mới để móng tay dài kiểu đó.
Tiếc một nỗi, Cẩm Phô không phải là "dân sành điệu". Thấy tôi để móng tay dài, nó rụt cổ:
- Eo ôi, ghê quá!
Tôi chưa kịp giải thích, nó đã "phán":
- Anh cắt móng tay đi! Để móng tay ngắn trông sạch sẽ hơn!
Mỗi lời nói của Cẩm Phô như mỗi nhát dao, cứa vào tim tôi. Tôi ngồi trước mặt nó cố tình dơ qua dơ lại bàn tay cốt làm nó chú ý. Tôi đinh ninh khi nhìn thấy những ngón tay "nghệ sĩ" của tôi, nó sẽ ngạc nhiên hỏi "Anh để móng tay dài làm chi vậy ?". Tôi sẽ kiêu hãnh đáp "Để chơi đàn". Nếu nó hỏi tiếp "Anh chơi đàn chi vậy ?"tôi sẽ mạnh dạn tỏ bày "Để nhờ tiếng đàn nói hộ lòng mình". Nếu nó hỏi nữa, tôi sẽ nói nữa và cuối cùng cuộc đối thoại tình tứ đó sẽ kết thúc bằng lời thì thầm nũng nịu của Cẩm Phô "Anh thật đáng yêu quá chừng!"
Nhưng những màn đối đáp ngọt ngào và lãng mạn đó đã không xảy ra. Cẩm Phô chẳng buồn quan tâm đến "khía cạnh nghệ thuật" của bàn tay tôi. Thấy tôi để móng tay dài nó chê tôi ăn ở mất vệ sinh. Chắc ngày nào nó cũng thấy thằng Phú ghẻ hàng xóm gãi sồn sột, nó tưởng ai để móng tay dài cũng chuẩn bị phát ghẻ. Nó làm tôi buồn quá chừng. Chỉ hiềm nỗi tôi mới học chơi đàn, tài nghệ chưa thông. Nếu không tôi sẽ sách đàn đến trước mặt nó, biểu diễn cho nó nghe chừng mười lăm phút "ca nhạc theo yêu cầu", hẳn nó sẽ hết dám bảo tôi cắt bỏ những móng tay "vô giá" kia!
Nhỏ Thảo dễ thương hơn Cẩm phô gấp một trăm lần. Qua phụ tôi tưới hoa, nhác thấy móng tay tôi dài thòng, nó trợn tròn mắt:
- Anh để móng tay dài chi vậy ?
Nhỏ Thảo hỏi đúng cái câu mà tôi mỏi mòn chờ đợi nơi Cẩm Phô. Tôi cũng trả lời đúng cái câu tôi có sẵn trong đầu:
- Để chơi đàn.
Nhỏ Thảo liền reo lên:
- Ôi hay quá hén! Vậy anh đàn cho em nghe đi!
Cái con nhỏ này, nó làm tôi mát lòng mát dạ quá chừng! Từ hồi học đàn đến nay, đây là lần đầu tiên có người yêu cầu tôi biểu diễn tài nghệ. Tôi liền vứt cái thùng tưới lăn lóc trên cỏ, và hộc tốc chạy vào nhà ôm cây đàn ra.
Nhưng nhỏ Thảo không hoàn toàn dễ thương như tôi tưởng. Tôi mới so dây, chưa kịp hắng giọng lấy hơi, nó đã bép xép đề nghị:
- Anh đàn cho em nghe bản "Nắng sân trường" đi!
Lời đề nghị chết tiệt của nhỏ Thảo làm tôi ngớ người ra. Tôi đâu có biết "Nắng sân trường" là thứ quái vật chi! Chẳng lẽ thú nhận là mình không biết, tôi bèn tìm cách lấp liếm:
- Bản đó dở thấy mồ mà nghe làm chi!
- Nhỏ Thảo là dứa hiền lành. Nó chẳng buồn cãi cọ, mà đề xuất tiếp:
- Vậy anh đàn bản "Vầng trăng cổ tích" cũng được!
Tôi lại hừ mũi:
- Bản đó dở ẹc!
- Vậy thì bản "Bông hồng tặng cô"!
Tôi khoát tay:
- Em muốn "Bông hồng tặng cô" thì để anh hái cho em! Vườn anh bông hồng cả khối, hát làm gì cho mất công!
Trước giọng điệu ngang phè của tôi, nhỏ Thảo chỉ biết nghệt mặt ra. Trước nay vốn quen "nghe lời" tôi nên mặc tôi nói hươu nói vượn, nó vẫn một mực làm thinh. Nhưng nhìn ánh mắt phân vân của nó, tôi biết nó hẳn ngạc nhiên ghê lắm. Hẳn nó đang tự hỏi tại sao tôi vừa hí hửng khoe chuyện học đàn mà nó yêu cầu đàn bản gì tôi cũng khăng khăng từ chối.
Sau một thoáng ngẩn ngơ, nhỏ Thảo lại chớp mắt, lần này nó hỏi bằng giọng rụt rè hẳn:
- Hay là anh đàn bản... "Em vẫn yêu mùa hè" vậy!
Tôi "xì" một hơi rõ dài:
- Bữa nay còn chưa đến Tết hè đâu mà hè!
Nói xong tôi giật mình nhận ra tôi vừa lập lại lời chê bai của nhỏ Châu bữa trước. May mà nhỏ Thảo không biết gì về cái "sự tích" đó.
Để chữa thẹn, tôi khẽ lướt mấy ... móng tay trên phím đàn và nói:
- Thôi để anh đàn cho em nghe bản này!
Rồi không đợi nhỏ Thảo giục, tôi hít một hơi đầy lòng ngực và ồm ồm cất giọng:
- Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Đang hào hứng, tôi quên béng mất "Nỗi buồn hoa phượng" cũng là một bài hát về... mùa hè. Chẳng biết nhỏ Thảo có phát hiện ra điều đó không, nhưng nó chẳng nói gì, chỉ đứng im, vểnh tai nghe tôi "tra tấn".
Nhỏ Thảo khác nhỏ Châu. Nó không nhảy tót vào miệng tôi trong khi tôi đang hát. Nó biết giữ yên lặng cho tôi "làm nghệ thuật". Quả là một con nhỏ cực kỳ đáng yêu!
Đáng yêu nhất là khi hát xong, tôi nheo mắt hỏi:
- Em thấy anh hát hay không?
Nó đáp như cái máy:
- Hay.
- Em thích không?
- Thích.
- Em muốn nghe anh hát nữa không?
Nó ngần ngừ một thoáng rồi gật đầu:
- Nữa.
Chỉ đợi có vậy, tôi gân cổ:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao...
Vừa hát tôi vừa liếc nhỏ Thảo và thấy mắt nó giương tròn như mắt ếch. Chắc nó không hiểu tôi "mắc chứng" gì mà rên rỉ sướt mướt ghê thế. Tuy vậy khi hát xong, tôi hỏi "hay không", nó vẫn gật đầu "thoải mái":
- Hay.
- Thích không?
- Thích.
Lần này "hết vốn" nên tôi không hỏi "em muốn nghe anh hát nữa không?". Tôi chỉ gật gù:
- Em ngoan lắm! Không ngờ em còn nhỏ như thế mà đã biết thưởng thức nghệ thuật... cao cấp!
Nghe tôi khen, nhỏ Thảo sung sướng toét miệng cười.
Nó là một khán giả tuyệt vời như vậy nhưng chẳng hiểu sao nó chỉ thưởng thức "tài năng" của tôi có mỗi bữa đầu. Mấy hôm sau nó chỉ chạy qua phụ tôi tưới cây nhổ cỏ, còn hễ bữa nào tôi ôm đàn ra vườn ngồi gảy "chách chách" là nó trốn biệt trong nhà. Lạ ghê !


Chương 12




T ôi học đàn mỗi ngày một tinh tiến.
Nghĩ đến cảnh một ngày nào đó ôm đàn ngồi trước mặt Cẩm Phô, bàn tay lả lướt dạo trên khắp phiếm đàn để nghe ngân lên dưới tay mình những âm thanh mượt mà và tình tứ, tôi nôn nóng tập ngày tập đêm.
Nhờ nỗ lực rèn luyện, tiếng đàn của tôi dạo này đã thôi "tạch tạch". Ngoài "Lạnh lùng và nỗi buồn hoa phượng", tôi đã có thể mày mò tập tự mình tập thêm vài bản mới.
Tôi cũng đã khôn hơn. Tôi không đuổi nhỏ Châu chạy có cờ nữa. Mà bắt nó ngồi hàng giờ xem tôi biểu diễn tài nghệ, mặc dù ngồi lâu mỏi cẳng mặt nó xụ xuống một đống.
Đối với nhỏ Thảo hàng xóm, tôi dùng kế "điệu hổ ly sơn". Tôi ngoác mồn kêu: "Thảo ơi, qua tỉa lá phụ anh với!". Không nghe tôi nhắc gì đến chuyện đàn địch, nhỏ Thảo rời chổ nấp hí hửng chạy qua.
Nhưng hai đứa mới tỉa lá bắt sâu chừng mười phút, tôi đã kêu nó "nghỉ giải lao". Và quày quả bước thẳng lại góc vườn lôi cây đàn giấu trong bụi rậm ra.
Tôi cười hì hì trước cặp mắt tròn xoe của nó:
- Để anh hát "phục vụ" em nghe!
Dĩ nhiên nhỏ Thảo không còn cách nào khác là gật đầu. Và cũng như bữa trước "tra tấn" nó xong, tôi hất hàm:
- Hay không?
- Hay.
- Thích không?
- Thích.
- Nữa không?
- Nữa.
Tôi nói gì nó cũng gật đầu mà sao mặt nó méo xẹo. Nhưng tôi mặc xác nó, cứ dốc lòng phục vụ tới bến...
Chỉ có Phú ghẻ là không khen tôi. Lâu lâu, nó chạy tới "kiểm tra" nghiêng tai nghe tôi đàn một hồi rồi khịt mũi:
- Mày đàn nghe giống như người ta gõ thùng thiếc!
Tôi đỏ mặt:
- Chính mày dạy tao đàn chứ ai!
- Tao đâu có dạy mày như vậy! - Vừa nói Phú ghẻ vừa giật cây đàn trên tay tôi - Phải ôm cây đàn như thế này nè!
Tôi trố mắt dòm Phú ghẻ, cố nhớ kỹ tư thế mẫu mực của nó.
Rồi Phú ghẻ dạo đàn. Cũng những bản nhạc nó dạy tôi, sao tiếng đàn nghe ngọt ngào quá thể!
Nhìn nó chơi đàn, lòng tôi nôn nao cháy bỏng. Lúc nó gãi ghẻ, bàn tay nó trông xấu xí cục mịch mà sao khi chơi đàn, cũng những ngón tay đó lại nom thon thả mềm mại xiết bao! Lúc nó chuyển gam, những ngón tay đưa lên đưa xuống nhẹ nhàng như bướm lượn chứ không huỳnh huỵch vất vả như tôi.
Tôi nhìn Phú ghẻ và nuốt nước bọt. Tôi không mong ước gì cao xa. Tôi ao ướt được chơi đàn hay ngang cỡ nó thôi. Đàn ngang cỡ nó, tôi đủ sức khiến Cẩm Phô "lé mắt". Cẩm Phô sẽ hết dám chê tôi để hết móng tay dài. Nó sẽ thẹn thùng xin lỗi tôi vì không am hiểu nghệ thuật nó đã trót chê tôi ăn ở mất vệ sinh. Tôi sẽ tha thứ và an ủi Cẩm Phô. Tôi sẽ bảo "có gì đâu". Nhưng trước sự rộng lượng của tôi, Cẩm Phô càng ray rứt. Nó cứ sụt sùi hối hận vì đã lỡ bôi bác một thiên tài âm nhạc. Cuối cùng, chẳng đặng đừng, tôi phải nâng đàn lên. Và cất giọng dịu dàng, tôi hát như ru bên tai nó:
- Thôi, em đừng khóc, em đừng khóc nữa làm gì.....
Những câu chuyện tôi hăm hở vẽ ra trong đầu, nói chung bao giờ cũng tuyệt! Nhưng để câu chuyện biến thành sự thật, tôi còn phải "lấy lòng" Phú ghẻ nhiều hơn nữa.
Tôi bảo nó:
- Mày ngồi đây nghen! Tao chạy đi đằng này chút!
- Đi đâu vậy ?
Tôi liếm môi:
- Tao chạy đi mua bánh mì cho mày.
Sự tử tế đột xuất của tôi khiến Phú ghẻ cảnh giác:
- Mày dịnh giở trò gì với tao vậy ?
Nói xong nó chợt hiểu ra, không đợi tôi trả lời:
- À, mày định bắt tao ở lại tập đàn cho mày tới tối chứ gì ?
Tôi gãi cổ:
- Tối đâu mà tối! Tập tới sáu giờ thôi!
Hai giờ đến sáu giờ không phải là khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng một ổ bách mì nhét đầy thịt cũng không phải là thứ dễ từ chối. Nó đủ sức đè bẹp ý chí phản kháng của Phú ghẻ.
- Lẹ đi! - Cuối cùng, Phú ghẻ làu bàu.
Chỉ đợi có vậy, tôi cười hì hì và ba chân bốn cẳng phóng vù ra cổng.
Nhưng dù trấn áp được nhỏ Châu, gạt gẫm được nhỏ Thảo và "dụ khị" được Phú ghẻ, tài nghệ của tôi rốt cuộc vẫn không thành.
Vào một ngày không báo trước, ba tôi đột ngột xuất hiện và ông đứng dạng chân chắn ngang nẻo đường nghệ thuật của tôi. Lúc đó tôi đang ngồi ngoài vườn cặm cụi tập đánh nhịp theo cuốn "Tự học ghi-ta".
- Cái gì đây ? - Ba tôi ném cuốn tập xuống trước mặt tôi đánh "xoạch" một cái, giọng bốc lửa.
Tôi tái mặt nhận ra đó là cuốn bài tập Vật Lý của tôi. Thời gian gần đây, do mãi mê tập đàn, tôi chẳng buồn ngó ngàng gì đến bài vở. Chiều nào tôi cũng lẻn ra vườn ngồi gảy "chách chách". Sáng vô lớp tôi xách theo cuốn "Tự học ghi-ta" nhờ Phú ghẻ "phụ đạo".
Không học bài, cũng không chú ý nghe giảng, tôi đã dốt lại càng dốt. Nhưng tôi ỷ lại có Phú ghẻ bên cạnh. Nó là "ông thần hộ mạng" của tôi. Hôm nào có bài tập, tôi photocopy bài làm của nó thoải mái. Nhờ vậy tôi thoát hiểm nhiều lần.
Nhưng hôm làm bài kiểm tra môn vật lý vừa rồi, Phú ghẻ chơi tôi một vố đau điếng. Nó thình lình nghỉ học, bỏ về quê ăn giỗ. Trong khi nó ngồi rung đùi ở nhà ông cậu nó và đớp hết món xôi, tới món gà thì tôi ngồi trong lớp gặm cán viết hệt như chó gặm xương. Môn toán tôi học còn đỡ đỡ chứ vật lý với hóa học thì tôi "cạch mặt" từ lâu. Đã vậy, gần đây tôi mê môn "nhạc lý" hơn môn "Vật lý" nên bài tập kiểm tra đối với tôi chẳng khác nào cánh rừng Phi Châu, chẳng biết đường vô chỗ nào, lối ra ở đâu. Tôi xoay ngang xoay dọc cái đề bài một hồi và cuối cùng "tương" đại một vài dòng gọi là... "cho có với người ta". Chính nhờ "sức lao động" mà tôi bỏ ra khi ngệch ngoạc vài dòng "làm mẫu" đó, bài làm của tôi được lãnh "một gậy" thay vì lãnh "trứng gà" như trước nay.
Tôi đã giấu cuốn tập vật lý có cái "thành tích" mới nhất đó vào sâu trong ngăn bàn, tận dưới đáy chồng tập, không hiểu sao ba tôi lại "mò" ra dược.
Biết "sao quả tạ" đang chiếu tôi cuối gầm mặt nín thinh. Nhưng ba tôi không giống ba người khác. Tôi cãi, ông tức đã đành. Tôi nín, ông càng tức hơn.
Thấy tôi ngồi im chịu trận, ông lại gầm lên:
- Mày học hành như vậy hả, thằng đầu bò kia ?
Vừa nói ông vừa tiến lại gần tôi. Và khi nhác thấy cuốn "Tự học ghi-ta" nằm kế chân tôi, ông liền cúi xuống vồ ngay lấy:
- Hừ học bài không lo, lo học ghi-ta!
Rồi ông gằn từng tiếng:
- Này, tự học ghi-ta này! Tự học ghi-ta này!
Cứ mỗi tiếng "này" lại kèm theo một tiếng "soạt". Ông :"này" chừng năm tiếng, cuốn sách của tôi đã rách teng beng. Ông ném cuốn sách lên không trung, giấp vụn bay như bươm bướm.
Chừng như chưa đã giận, ông hầm hầm giật phắt cây đàn trên tay tôi. Thoạt đầu tôi định níu lại nhưng rồi không dủ can đảm, tôi đành buông tay phó mặc cho số phận.
Ba tôi xách cây đàn đi về phía hàng rào kế con hẻm và dang thẳng cánh quật nó vào trụ cổng bằng sắt.
Tôi ngồi một chỗ hồi hộp theo giỏi cơn thịnh nộ của ba tôi, nhưng đến khi ông hai tay nắm cần đàn giơ cao lên khỏi đầu chuẩn bị quật xuống, tôi không đủ bình tĩnh để chứng kiến hành động đó. Tôi nhắm mắt lại và nghe run lên khi cây đàn "răng rắc" trước khi tan ra thành từng mảnh.
"Hạ thủ" xong, ba tôi lẳng lặng bỏ vào nhà. Từ lúc giật cây đàn trên tay tôi đến lúc "hủy diệt" nó, ông tịnh không nói lấy một tiếng. Chỉ có mặt ông đầy giông bão.
Tôi ngồi lại ngoài vườn, lòng đau như xé.
Hôm nay ba tôi trước sau không "động thủ" với tôi. Tôi chẳng lãnh một cú thiết cước nào vào hạ bàn nhưng không vì vậy mà tôi ít đau hơn. Thậm chí so với nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần còn lớn lao hơn nhiều. Lúc nãy, khi nghe những tiếng vỡ răng rắt vang lên, tôi cứ tưởng không phải cây đàn mà chính trái tim tôi đang rạn vỡ.
Thế là mộng ước của tôi trong phút chốc bỗng tan thành mây khói. Tôi chẳng bao giờ trở thành tay chơi ghi-ta ngang tầm cỡ Phú ghẻ. Tôi cũng chẳng có dịp nhờ cây đàn nói hộ lòng tôi trước mặt Cẩm Phô.
Trong lúc tôi đang ngồi ủ rũ trong bóng chiều chập choạng, mặt mày đờ đẫn như một con gà toi, thì sau lưng bổng vang lên tiếng bước chân lạo xạo. Rồi giọng nhỏ Châu sát bên tai:
- Làm gì anh ngồi buồn thiu vậy ?
Tôi chưa kịp trả lời thì nhỏ Châu đã phát hiện ra những mảnh đàn vỡ. Nó hạ giọng:
- Ba vừa ra đây hả ?
Tôi nghiến răng:
- Chứ còn ai nữa!
- Ba biết anh tập đàn từ lâu rồi chứ bộ!
Câu nói không đầu không đuôi của nhỏ Châu khiến tôi phải hỏi lại:
- Mày nói vậy nghĩa là sao ?
Giọng nhỏ Châu trầm ngâm:
- Sao mấy hôm trước ba chẳng nói gì, hôm nay tự dưng lại đập đàn?
Thắc mắt của nhỏ Châu khiến tôi ngậm tăm. Tôi len lén chộp cuốn bài tập vật lý đang ăn lóc trên cỏ nhét vào túi quần và đứng dậy bỏ đi một mạch.
Nỗi khổ của tôi không dừng lại ở đó. Tục ngữ có câu "Nạn vịt chưa qua, nạn gà đã tới".
Sáng hôm sau, vô lớp, tôi mới rầu rĩ kể cho Phú ghẻ nghe về "tai nạn nghệ thuật" của tôi hồi đầu giờ và nó chưa kịp chia buồn cùng tôi, cuối giờ tôi đã gặp một chuyện không may khác còn rùng rợn hơn.
Lúc chuông reo hết giờ vang lên, tôi và Phú ghẻ đang loay hoay lấy xe ngoài bãi, Liên móm thình lình trờ tới và nhìn tôi nhe răng cười:
- Chè bà Thường dạo này ngon quá hén?
Câu hỏi đột ngột của Liên móm làm tôi đứng chết trân. Phú ghẻ vốn là đứa lanh lẹ nhưng trước cú tấn công bất ngờ này cũng đành đực mặt, chưa kịp nghĩ ra cách nào "giải vây" cho tôi.
Cũng may mà Liên móm không đến nỗi, thất nhơn ác đức cho lắm. Thấy tôi sượng sùng, mặt đỏ tới mang tai, có vẻ như sắp sửa ngã lăn quay ra giữa sân trường, nó "hì" thêm một tiếng nữa và dắt xe đi thẳng.
Liên móm đi cả buổi rồi, tôi vẫn chưa hết thẩn thờ. Tôi kéo tay Phú ghẻ nép vào phía tường rào. Chờ đến khi tụi 10A2 về hết rồi, hai đừa mới thập thò dẫn xe ra.
Tôi đạp xe bên cạnh Phú ghẻ như người mộng du. Cứ nghĩ đến chuyện Liên móm đã biết tỏng tòng tong cái trò hẹn hò bí mật của tôi với Cẩm Phô, người tôi nóng bừng và ngứa ngáy như có hàng ngàn con kiến đang bò tới bò lui trong người. Một mình con nhỏ miệng móm đó biết, tôi đã muốn rởn gai ốc. Nếu nó cao hứng đi kể cho toàn trường nghe, chắc tôi phải nhảy xuống sông. Mà ai chứ con Liên móm thì dám công bố tội lỗi của tôi trước bàn dân thiên hạ lắm! Cái miệng của nó, lách chách suốt ngày, gặp những chuyện giật gân như thế này, dễ gì nó chịu để yên! Cứ nghĩ đến viễn ảnh kinh hoàng đó, bụng tôi lại giật thon thót.
- Lạ quá hén mày ? - Phú ghẻ lên tiếng phá tan sự im lặng.
- Lạ chuyện gì ? - Tôi hỏi lại, dù thừa biết Phú ghẻ định nói gì.
- Chuyện vừa rồi đó! Tại sao nhỏ Liên móm lại biết được chuyện riêng của tụi mày ?
Tôi chép miệng:
- Chắc Cẩm Phô nói.
- Cẩm Phô ? -Phú ghẻ sửng sốt.
- Chứ còn ai nữa! - Tôi nhún vai - Chỉ có nó là người trong cuộc!
- Không phải đâu! - Phú ghẻ kêu lên - Chính vì nó là người trong cuộc nên không ngu gì nó nói ra chuyện đó!
Bị Liên móm hạ một đòn nhằm ngay trọng huyệt, đầu óc tôi đâm ra mơ hồ đồ, mất hết sáng suốt. Từ nãy đến giờ tuy không nói ra nhưng tôi cứ đinh ninh Cẩm Phô chính là thủ phạm "xì" ra chuyện này. Và tôi oán nó thấu xương. Bây giờ nghe Phú ghẻ phân tích, tôi dần dần bình tĩnh trở lại. Ừ hén, chuyện hẹn hò trong quán bà Thưng mà vỡ lở, đâu phải riêng tôi cảm thấy nhột nhạt! Cẩm Phô là con gái, nó còn mắc cỡ hơn tôi gấp bội. Hơn nữa, rủi chuyện này đến tai ba mẹ nó, chắc chắn nó sẽ bị treo lên xà nhà ba ngày ba đêm, lơ lửng như con cá khô. Như vậy, dại gì nó hở môi cho Liên Móm biết.
Nhưng nếu Cẩm Phô không nói ra thì ai nói ? Ngẫm nghĩ một hồi, tôi liếc Phú ghẻ:
- Hay là mày ?
- Tao sao ?
- Mày "xì" chuyện này ra!
- Đừng giỡi chơi mày!
- Tao nói thật chứ giỡn chơi gì! - Tôi sầm mặt - Không phải Cẩm Phô thì là mày chứ còn ai!
Thấy mặt mày tôi bắt đầu hình sự, Phú ghẻ dạt xe ra xa và kêu lên:
- Tao không có nói à nghen!
- Chính mày! - Tôi khăng khăng.
Phú ghẻ nhăn nhó:
- Tao nói ra làm gì ?
- Ai biết! - Giọng tôi vẫn lạnh băng.
- Trời ơi là trời!
Phú ghẻ kêu trời đầy vẻ oan ức nhưng trước thái độ đổi bạn thành thù của tôi, nó không dám xáp lại gần. Nó chỉ lượn xa xa, miệng không ngớt than vãn:
- Tao mà nói, hà bá rút cẳng tao liền!
Nghe nó lải nhải suốt, tôi phát bực:
- Mày có câm họng lại cho tao nhờ không! Ngoài mày và Cẩm Phô ra, còn ai biết chuyện bí mật này nữa đâu!
- Còn! - Phú ghẻ sáng mắt lên.
- Còn cái mốc xì!
Phú ghẻ tươi như hoa:
- Thằng Cường nữa chi!
Phú ghẻ làm tôi chưng hửng. Không hiểu sao một nhân vật quan trọng như thằng Cường bỗng dưng tôi lại quên bẵng. Chính nó mới là người nắm vững bí mật của tôi hơn ai hết.
Cường không những biết rõ tôi và Cẩm Phô hẹn nhau trong quán bà Thường mà nó còn biết tụi tôi hẹn nhau mỗi tuần mấy lần, mỗi lần bắt đầu từ mấy giờ, mấy phút, mấy giây. Phú ghẻ mà không tiết lộ chuyện này ra thì thủ phạm nhất định là thằng Cường chứ không ai!
Về nhà, ăn qua loa vài chén cơm, tôi phóng ngay đến nhà Cường, bỏ cả nghỉ trưa.
Cường đang nằm trên bộ phản nghe nhạc. Thấy tôi, nó nhỏm dậy cười toe:
- Tối nay hẹn với em nữa hả ?
- Dẹp! - Tôi vào đề ngay - Tao định tới hỏi tội mày đây!
- Tội gì ? - Cường rụt chân lại.
Tôi quắc mắt nhìn nó:
- Mày nói gì với nhỏ Liên móm vậy ?
Cường ngơ ngác:
- Tao có nói gì đâu!
- Không nói sao nó biết?
- Biết chyện gì ?
Bộ tịch ngây thơ của Cường càng khiến tôi điên tiết. Tôi gầm lên:
- Thì chuyện tao với Cẩm Phô gặp nhau trong quán bà Thường chứ chuyện gì! Mày đừng có giả bộ.
- Trời đất! - Cường giơ hai tay lên trời - Ai thèm giả bộ với mày làm chi!
- Nếu mày không nói thì tại sao Liên móm lại biết? - Mắt tôi vẫn long lên sòng sọc.
Cường vẫn một mực kêu oan:
- Tao không nói thật mà! Có thể nó biết là do Thùy Dương kể lại ...
Đang nói, chợt nhận ra mình hớ, Cường tốp ngay lại. Nhưng đã trễ. Tôi chỉ tay vô trán nó:
- Lòi đuôi rồi hén! Như vậy là mày kể với Thùy Dương phải không?
Biết hết đường chối, Cường đành giả lả:
- Thật ra không phải tao kể ...
- Không mày thì ai vô đây ? - Tôi nổi dóa, gầm gừ.
- Ừ, thì là tao! - Cường ấp úng - Nhưng không phải tao cố ý ...
Tôi hừ mũi:
- Như vậy chắc là mày cố tình!
Cường gãi gáy:
- Tao không cố ý thiệt mà! - Rồi nó tặc lưỡi - Đầu đuôi cũng tại tao bắt chước mày!
Tôi tròn mắt:
- Bắt chước tao ?
Cường liếm môi:
- Ừ. Tao làm "liên lạc" cho mày, bật ngón tay riết thành quen. Đến khi hẹn hò với Thùy Dương , tao cũng chĩa chĩa ngón tay.
Đang giận, nghe nó nói tôi cũng phải phì cười.
- Nếu chỉ có vậy làm sao Thùy Dương biết được bí mật của tao ? - Tôi hỏi lại.
Cường nhún vai:
- Nhưng Thùy Dương không hiểu được ý nghĩa của thứ ngôn ngữ bí hiểm đó. Thấy tao giơ giơ ngón tay, nó trố mắt hỏi "Anh làm gì vậy?". Sợ nó tưởng tao bị bịnh phong giật, tao bèn giải thích cho nó hiểu và ngứa miệng nhận xét: "Cẩm Phô nhạy hơn Thùy Dương nhiều! Bữa cơm trước tôi chỉ bật ngón tay có một cái là Cẩm Phô hiểu liền!". Không ngờ tao vừa nói xong, Thùy Dương bỗng phát khùng lên, không thèm nhìn mặt tao.
Tôi gật gù ra vẻ hiểu biết:
- Mày khen Cẩm Phô thông minh hơn nó, nên nó tự ái chứ gì ?
- Không phải! - Cường thở dài - Cái chính là nó tưởng tao thường hẹn hò với Cẩm Phô. Thế là chẳng có cách nào khác, tao đành phải kể chuyện mày nhờ tao ...
Nghe Cường phân trần một hồi, lòng tôi bỗng nguội ngắt. Tôi chẳng còn muốn ăn tươi nuốt sống nó như dự định ban đầu nữa. Như vậy rõ ràng nó không cố ý làm hại tôi. Chỉ tại mấy ngón tay của nó ưa táy máy mà ra.
Tôi ra khỏi nhà Cường và lững thững đạp xe giữa trưa nắng. Nỗi giận hờn trong lòng tôi đã tiêu tan, thay vào đó là nỗi lo ngay ngáy. Chuyện hẹn hò của tôi, chỉ tưởng một hai người biết ai dè, đổ bể tùm lum. Thằng Cường kể cho Thùy Dương, Thùy Dương kể cho Liên móm, còn Liên móm đã ngứa mồm kể cho ai chưa thì chỉ có trời mới biết!
Ngày hôm sau cũng lập lại y ngày hôm trước. Lúc ra về, Liên lướt ngang qua chỗ tôi và Phú ghẻ đang đứng, cười hì hì "chè bà Thường ngon quá hén?", và lần này trước khi lảng ra xa, nó còn nháy mắt với tôi một cái đầy vẻ tinh quái.
Tôi u buồn nhìn Phú ghẻ:
- Giờ sao mày ?
- Sao là sao ?
Tôi nuốt nước bọt:
- Chẳng lẽ cứ đưa đầu chịu trận?
- Kệ xác nó! - Phú ghẻ khịt mũi - Mày cứ tảng lờ! Chọc chừng vài bữa là nó chán liền!
Tôi nhăn mặt:
- Nhưng vấn đề không phải ở chổ đó!
- Chứ chỗ nào ?
Tôi thở dài:
- Nó chọc riết, tao hết dám hẹn với Cẩm Phô!
- Thì mày nói với cẩm Phô! - Phú ghẻ hiến kế - Bảo Cẩm Phô dặn Liên móm đừng chọc mày nữa!
- Hay đấy! - Tôi gật gù, nhưng rồi tôi lại lắc đầu ngay - Nhưng tao vẫn thấy có cái gì đó không ổn! Đến nước này thì Liên móm có chọc hay không chọc, tao vẫn cảm thấy sao sao ấy! Đằng nào thì nó cũng biết tỏng chuyện bí mật của tao! Nó không cần mở miệng trêu tao, chỉ nhìn tao thôi, tao cũng đã muốn chui xuống đất rồi!
Phú ghẻ trầm ngâm. Có lẽ nó đã hình dung ra tình huống khó xử của tôi. Và chắc nó đang nghĩ kế. Tôi nhủ bụng và phấp phỏng đưa mắt nhìn nó như nhìn một bậc thần tiên chờ phép lạ.
Bậc thần tiên vừa nghĩ ngợi vừa một tay lái xe một tay gãi ghẻ sồn sột. Mãi một lúc, nó mới lên tiếng:
- Vậy mày với Cẩm Phô đừng hẹn nhau trong quán bà Thường nữa!
Tôi chưng hửng:
- Không hẹn ở đó thì hẹn ở đâu ?
Phú ghẻ chép miệng:
- Tao cũng không biết!
Bậc thần tiên làm tôi xuôi xị:
- Nói như mày thì nói làm cái cóc gì!
Nghe tôi trách, Phú ghẻ chẳng nói gì, mặt nó chạy dài xuống.
Mãi đến khi sắp tới nhà nó mới day sang tôi:
- Cái đó mày phải hỏi Cẩm Phô ấy! Tụi con gái bao giờ cũng thông minh hơn con trai tụi mình!
Nhìn Phú ghẻ dắt xe lên lề, bỗng dưng tôi phát hiện ra nó vừa nói một câu chí lý. Thật tôi chưa thấy đứa nào ... ngu như nó.


Chương 13




P hú ghẻ là chúa xúi bậy. Không biết nó ngốc thật hay ngốc giả bộ mà xúi tôi làm toàn chuyện "xưa nay chưa ai làm".
Ai đời con trai hẹn hò với con gái mà phải đi nhờ người con gái "giới thiệu" cho mình một vài điểm hẹn. Tôi mà dại dột nghe lời nó, ngoác miệng hỏi Cẩm Phô, chắc Cẩm Phô tưởng tôi vừa trốn ra từ bệnh viện tâm thần.
Dù ra sao thì ra, tôi quyết không nghe lời Phú ghẻ. Tôi tới nhà Cường.
Thấy tôi lại mò đến, Cường rụt cổ:
- Lại đến hỏi tội gì nữa đây?
Tôi ngồi xuống ghế:
- Tao tới nhờ mày.
Cường thở phào:
- Nhờ chuyện gì?
- Thì chuyện đó chứ chuyện gì! - Tôi gãi đầu - Tối nay mày ghé nhà Cẩm Phô giùm tao!
Cường cười:
- Chĩa chĩa ngón tay nữa hả?
Tôi gật đầu:
- Ừ, tao cần gặp mặt nó gấp! Khoảng một rưỡi trưa mai!
Cường tròn mắt:
- Cũng trong quán bà Thường?
- Thằng này hỏi lạ! - Tôi nhăn mặt - Không gặp ở đó thì gặp ở đâu?
Cường vẫn nhìn tôi lom khom:
- Mày hết sợ Liên móm rồi hả?
Tôi thở dài:
- Ngày mai tao gặp Cẩm Phô lần cuối cùng!
Lời tuyên bố của tôi khiến Cường sửng sốt. Nó lắp bắp:
- Ớ... ơ...
- Mày ở đó mà "ú ớ"! Tao về đây!
Nói xong, không đợi Cường kịp hoàn hồn, tôi bỏ về.
Tối đó, tôi trằn trọc mãi. Tôi đã quyết định rồi. Ngày mai tôi sẽ nói với Cẩm Phô là tôi sẽ không gặp nó nữa. Tôi cũng nói cho nó biết tôi không gặp nó nữa không phải là vì tôi hết yêu nó mà vì lũ bạn trời đánh của nó ngày nào cũng lôi tôi ra chọc ghẹo. Nhất là con Liên móm. Nó ỷ có cái miệng móm nó muốn nói gì thì nó nói! Nó nói riết, chắc từ giờ đến già tôi hết dám yêu ai! Tôi cũng nói cho Cẩm Phô biết tôi quyết định không gặp nó còn là vì tôi lo cho bản thân của nó nữa. Nếu con nhỏ móm xọm kia cứ nói ra nói vào, trước sau gì câu chuyện bí mật kia giữa tôi và nó cũng sẽ đến tai ba mẹ nó. Lúc đó, muốn thoát nạn, nó chỉ có nước bỏ xứ ra đi.
Hết ý này đến ý kia, tôi nằm thao thức, lan man nghĩ ngợi. Trong lòng tôi chất chứa toàn những chuyện buồn thương, oán trách. Ngày mai nghe tôi "trút bầu tâm sự", chắc Cẩm Phô nước mắt rưng rưng. Thấy tôi vì lo lắng cho nó đành để trái tim tan vỡ, chắc nó sẽ sụt sùi như mưa ngâu tháng bảy. Chắc nó sẽ không thèm nhìn mặt Liên móm. Ý nghĩ đó khiến nỗi giận hờn trong lòng tôi nguôi ngoai được một chút. Và tôi ngủ thiếp đi.
Hôm sau trên đường đạp xe đến quán bà Thường, tôi cứ dòm dáo dác. Dòm đến lần thứ... hai mươi, cổ tôi mỏi nhừ. Nhưng tôi không thể nào ra lệnh cho cái đầu nằm im trên cổ được. Nó hết ngoẹo bên này lại ngoẹo bên kia.
Từ trước đến nay, những lần đi đến chỗ hẹn với Cẩm Phô, tôi cứ cắm đầu cắm cổ chạy thẳng một mạch, chẳng thèm dòm quanh, ngó quất lôi thôi. Nhưng từ hôm Liên móm mở miệng trêu, tôi không còn giữ được vẻ thản nhiên đó nữa. Dọc đường đến quán bà Thường, lúc nào tôi cũng cảm thấy Liên móm và Thùy Dương đang nấp ở một xó xỉnh nào đó để rình rập theo dõi, nhất cử, nhất động của tôi.
Dĩ nhiên tôi biết những suy nghĩ đó là phi lý nhưng cứ chốc chốc tôi lại ngoảnh cổ dòm sau lưng và lia mắt quan sát từng gốc cây, cột điện ven đường xem thử có gì khả nghi không. Cảm giác đó thật là khốn khổ. Cứ hệt như mình là một kẻ bất lương.
Cẩm Phô dĩ nhiên không biết đến những gì đang xảy ra trong lòng tôi. Vừa trông thấy tôi nó đã hỏi ngay:
- Làm gì mặt mày anh bí xị vậy?
Tôi cười méo xẹo:
- Có gì đâu!
Cẩm Phô đưa tay hất mớ tóc ra sau lưng, mắt nheo nheo:
- Anh hẹn Cẩm Phô ra đây để nghe anh nói dối hả?
Con nhỏ Cẩm Phô này! Chơi với Liên móm riết, bây giờ nó ăn nói toàn giọng móc họng! Đã vậy, tôi chả thèm đắn đo nữa. Bằng một giọng ấm ức, tôi kể tất tần tật những "tội ác" của Liên móm mấy ngày vừa qua. Và tôi ngậm ngùi tuyên bố quyết định của mình.
Cẩm Phô ngồi nghe, không nói một lời. Chỉ đến khi tôi tuyên bố "chia tay", nó mới nhếch môi:
- Chỉ có vậy mà anh không muốn gặp Cẩm Phô nữa?
Tôi ấp úng:
- Tôi sợ cho Cẩm Phô!
- Tôi không sợ, việc gì anh phải sợ?
Câu hỏi của Cẩm Phô khiến tôi cứng họng. Không biết đáp sao, tôi đành kể cho Cẩm Phô nghe tâm trạng khổ sở của tôi trên đường đạp xe đến đây.
Nghe xong, Cẩm Phô tặc lưỡi:
- Vậy tôi với anh đừng đến chổ này nữa là xong!
Tối hôm qua, tôi tưởng tượng khi nói chuyện chia tay, Cẩm Phô nếu không ngất xỉu cũng sụt sịt. Nào ngờ nó tỉnh khô. Thậm chí nó còn tán thành ý định của tôi một cách :Dng vánh.
Tôi là người đề nghị "không gặp nhau nữa", nhưng đến khi Cẩm Phô đồng ý với đề nghị đó, tôi lại xìu như bún. Nếu bây giờ có một người ngất xỉu thì chắc chắn người đó là tôi, chứ không phải Cẩm Phô. Con gái gì mà lòng gang dạ sắt!
Cẩm Phô ngó tôi:
- Anh làm sao vậy?
Tôi đáp như kẻ chết rồi:
- Mai mốt không gặp Cẩm Phô nữa, tôi buồn lắm!
- Ai bảo anh là không gặp?
Tôi buồn thỉu buồn thiu:
- Gặp trên trường thì nói làm gì?
- Ai bảo anh là gặp trên trường?
Cẩm Phô làm tôi ngẩn ngơ quá đỗi. Tôi nhìn nó lạ lùng:
- Chứ gặp ở đâu?
- Ở nhà chị Cẩm Phiêu!
Cẩm Phiêu là chị của Cẩm Phô. Chị đã lấy chồng ra ở riêng hai năm nay. Nhà chị ở gần bến xe thị trấn. Tôi chưa gặp chị bao giờ, chỉ nghe Phú Ghẻ "tường thuật" sơ qua khi kê khai lý lịch của Cẩm Phô dạo nọ. Vốn sẵn ấn tượng về ba mẹ Cẩm Phô, tôi vừa mừng vừa ớn:
- Chị Cẩm Phiêu có... giống tính ba mẹ Cẩm Phô không?
Tôi không dám nói "dữ" bèn sửa lại là "giống tính ba mẹ". Cẩm Phô là đứa thông minh. Nó hiểu ngay tôi muốn nói gì, nên mỉm cười đáp:
- Chị Cẩm Phiêu hiền khô hà!
Nụ cười của Cẩm Phô lúc này đẹp như nụ cười của thiên thần. Đúng là chỉ có thiên thần thứ thiệt mới tìm ra lối thoát nhanh :Dng và dễ dàng như thế. Nếu không có nó, tôi chẳng biết tiếp tục chuyện tình của mình ở đâu. Nếu không có nó, trước đây tôi đã gặp hiểm họa khi dại dột đột nhập vô nhà nó một mình một bóng. Phú ghẻ nói đúng, tụi con gái thông minh hơn tụi con trai gấp tỉ lần. Và Cẩm Phô là đứa con gái thông minh nhất trong những đứa con gái. Vậy mà tôi nỡ giận dỗi đòi chia tay với nó vì một chuyện cỏn con không đáng một đồng xu. Càng nghĩ ngợi, tôi càng cảm thấy xấu hổ. May mà Cẩm Phô tưởng tôi đỏ mặt vì trưa nắng.
- Nhưng không phải đến nhà chị Cẩm Phiêu ngồi chơi đâu à nghen! - Cẩm Phô cười cười nhìn tôi - Anh phải ôm tập tới đó học chung với Cẩm Phô!
Lời đề nghị bất thần của Cẩm Phô khiến tôi giật thót. Nỗi hân hoan chưa kịp ngấm vào... lục phụ ngũ tạng đã vội vàng nhưng chỗ cho sự lo âu. Tôi là đứa học hành chẳng ra ôn gì, năm nào cũng ì à ì ạch như trâu kéo cày. Người ta bảo "xấu che, tốt khoe". Vậy mà Cẩm Phô lại yêu cầu tôi học chung với nó. Học chung với nó chẳng khác nào vỗ ngực xưng tên "Tưởng gì chứ chuyện học tập, từ trước đến giờ chưa thằng nào sợ thằng này".
Nhưng tôi không thể thoái thác. Thoái thác chẳng khác nào "chưa đánh đã khai". Rằng tôi là người đầu óc ngu si, tứ chi phát triển. Rằng tôi sợ học còn hơn sợ quỉ một giò. Vả lại, từ chối chuyện học chung có nghĩa là tôi từ chối luôn cả cơ may tình cảm của mình. Từ chối một lần là mãi mãi chia tay.
Không còn cách nào khác, tôi đành phải gật đầu và chiều hôm đó tôi phóng xe xuống nhà Phú ghẻ.
- Chết tao rồi, mày ơi! - Vừa bước vào nhà tôi vừa hổn hển kêu lên.
Phú ghẻ sờ tay lên vai tôi:
- Mày còn sống nhăn mà!
Tôi ngồi phịch xuống ghế:
- Nhưng mà sắp chết!
- Mày định uống thuốc ngủ tự tử hả?
- Thuốc ngủ cái đầu mày! Sắp tới Cẩm Phô bắt tao học chung với nó!
Rồi không đợi Phú ghẻ hỏi tới hỏi lui, tôi kể cho nó nghe nội dung cuộc gặp gỡ giữa tôi và Cẩm Phô hồi trưa.
Không quan tâm đến sự lo lắng của tôi, Phú ghẻ cười toe:
- Thấy chưa! Tao đã bảo là Cẩm Phô nó sẽ nghĩ ra một điểm hẹn mới cho tụi mày mà!
Tôi hừ mũi:
- Đây là "điểm học" chứ không phải là "điểm hẹn"
- Học hay hẹn gì cũng vậy thôi! Đằng nào tụi mày cũng có chỗ để gặp nhau!
Tôi thở dài:
- Nhưng tao có biết cóc khô gì mà học chung với nó! Học chung với nó chỉ tổ lòi cái dốt của mình ra!
- Mày yên chí! Cẩm Phô nó còn học dốt hơn mày nhiều!
- Xạo đi mày! - Tôi nhìn Phú ghẻ giọng bán tính bán nghi - Trên đời làm gì có đứa học dốt hơn tao!
Phú ghẻ khịt mũi:
- Nhưng Cẩm Phô là một đứa như vậy! Mấy đứa con gái đẹp đẹp bao giờ cũng học dốt!
Tôi bĩu môi:
- Ai bảo mày vậy?
- Cần gì ai bảo! Cẩm Phô năm ngoái học lớp mười, năm nay cũng học lớp mười, chẳng lẽ như vậy gọi là... học giỏi?
Sự tiết lộ của Phú ghẻ làm tôi chưng hửng. Tôi há hốc mồm:
- Nó... lưu ban?
Phú ghẻ nhún vai:
- Chứ còn gì nữa! Nó học lớp mười bên Trần Cao Vân, thằng Luyện học lớp mười bên Huỳnh Thúc Kháng, nếu nó không bị lưu ban, làm sao em nó học ngang lớp với nó được!
Tôi nhìn ra đường và thở một hơi dài thườn thượt. Lòng tôi bỗng chốc não nề. Tôi không ngờ Cẩm Phô đã từng học lớp mười năm ngoái. Như vậy là nó lớn hơn tôi một tuổi. Nó không chỉ là "chị hai nhỏ Châu" mà còn đáng mặt làm "chị hai" của tôi nữa.
Phú ghẻ không hiểu bụng dạ tôi. Thấy tôi mặt mày ủ ê, nó tưởng tôi chán ngán vì vớ phải một người yêu học hành chẳng ra gì. Nó tưởng tôi tuyệt vọng vì đã dốt lại trót "trao thân gởi phận" cho một người còn dốt hơn, tương lai sẽ đen như mực tàu pha hắc ín. Vì vậy, nó vỗ vai tôi, giọng trấn an:
- Mày đừng buồn! Cẩm Phô mặc dù bị lưu ban nhưng cũng giỏi hơn cả khối đứa!
Cái lối bào chữa vụng về của Phú ghẻ, con nít cũng không tin nổi! "Giỏi hơn cả khối đứa" nhưng vẫn cứ bị "lưu ban" thì "giỏi hơn" làm cái cóc khô gì!
Nhưng tôi mặc xác Phú ghẻ, không thèm vặn vẹo. Tôi chỉ chép miệng:
- Nhưng tao vẫn thấy sợ sợ là.
- Sợ chuyện gì?
Tôi gãi đầu:
- Thì chuyện học chung ấy!
- Việc quái gì phải sợ! Nó giỏi hơn cả khối đứa nhưng đâu có giỏi hơn mày! - Phú ghẻ trấn an tôi.
Tôi tặc lưỡi:
- Chính vì nó không giỏi hơn tao nên tao mới sợ!
Phú ghẻ lắc đầu:
- Tao không hiểu! Mày nói gì nghe bí hiểm quá!
Tôi cười gượng gạo:
- Hai đứa dốt học chung với nhau, nó hỏi tao, tao trơ mắt ếch, tao hỏi nó, nó giương.... mắt nai, vậy học chung để làm cái khỉ mốc gì!
Phú ghẻ dòm tôi lom khom:
- Chứ chẳng lẽ mày muốn nó giỏi hơn mày?
- Không! - Tôi toét miệng cười - Tao muốn tao giỏi hơn nó!
- Dễ thôi! Chỉ sợ mày không có quyết tâm!
Phú ghẻ vừa nói, vừa nhìn tôi bằng ánh mắt thăm dò.
Tôi nhìn lại nó:
- Làm sao mới gọi là "có quyết tâm?"
Phú ghẻ liếm môi:
- Mày không được copy bài làm của tao nữa! Phải tự mình học hành đàng hoàng!
Tôi "xì" một tiếng:
- Tưởng gì! Tao thèm vào cóp-pi bài làm của mày!
- Mày lại dốc tổ! - Phú ghẻ nheo nheo mắt.
- Để rồi xem! - Tôi thu nắm tay lại - Bắt đầu từ ngày mai, tao sẽ cho mày biết tao là một con người như thế nào!
Sau khi tuyên bố một câu chắc nịt như đinh đóng cột, tôi hầm hầm bỏ về.
Tôi rơi vào kế khích tướng của Phú ghẻ mà không biết.
Kể từ hôm đó, tôi như trở thành một con người khác. Hễ đi học về tới nhà, ăn qua loa vài chén cơm xong là tôi ôm tập ra sau vườn ngồi học. Ngày nào cũng vậy.
Học đến tối mờ tối mịt, đến khi không còn đọc thấy chữ nữa, tôi mới vứt tập trên bãi cỏ và đứng dậy xách thùng đi múc nước tưới hoa.
Tưới hoa xong tôi lại vào phòng chong đèn ngồi... học tiếp.
Thấy tôi đột ngột đổi tính, nhỏ Châu lạ lắm. Nó tò mò quan sát tôi như thể quan sát một quái vật đến từ... kỷ Jura.
Nó tò tò đi theo tôi riết đến nỗi tôi phát bực, gắt:
- Mày làm cái trò gì mà cứ lẽo đẽo bám theo tao hoài vậy?
Nhỏ Châu gãi tai:
- Em coi thử!
- Coi cái gì? - Tôi hầm hè - Tao có phải là khỉ sở thú đâu mà mày theo coi!
Nhỏ Châu chớp mắt:
- Em coi thử tại sao anh siêng học bất tử như vậy?
Tôi ngẩng mặt nhìn trời:
- Tao học siêng từ hồi nào đến giờ chứ bộ!
Nhỏ Châu "xì" một tiếng:
- Siêng học mà đòi xuống nhà ngoại đi chăn bò!
Nhỏ Châu nhắc chuyện cũ khiến tôi đỏ mặt. Tôi ậm ừ:
- Hồi đó khác, bây giờ khác! Bây giờ tao lớn rồi, tao phải... có ý thức chứ!
Thấy tôi ăn nói có vẻ chững chạc, trịnh trọng, nhỏ Châu không dám cà khịa nữa. Nó đứng nhìn sững tôi một hồi, rồi quay lưng chạy vụt vô bếp. Chắc nó đi kể với mẹ tôi về việc một đứa lười chảy thây như tôi đột nhiên lại đâm ra "có ý thức" một cách không thể nào tin nỗi.
Có lẽ nhỏ Châu tỉ tê với mẹ tôi thật. Nên trong bữa cơm tối hôm đó, tôi thấy mẹ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt âu yếm gấp bội ngày thường.
Và qua ngày hôm sau, trong mâm cơm thình lình xuất hiện đĩa thịt bò xào thơm phức và chễm chệ một tô canh bí đỏ nấu với đậu phộng. Người ta đồn, bí đỏ ăn bổ óc. Mẹ tôi cho tôi ăn món này chắc muốn đầu óc tôi thông minh sáng láng như con người ta. Mẹ tôi sợ tôi biếng nhác lâu ngày, đầu óc sinh ra mụ mẫm, học trước quên sau, học sau quên trước. Còn dĩa thịt bò chắc là để tăng thêm chất dinh dưỡng cho một người "suốt ngày chỉ biết lo học" như tôi.
Lâu nay nhà tôi chỉ toàn ăn cá và các loại rau củ, nay vớ được đĩa thịt xào, tôi ăn ngấu nghiến, hệt như một kẻ sắp chết đói, chết khát tới nơi.
Mẹ tôi ngồi bên, không những chẳng la rầy, chốc chốc lại còn lên tiếng "cổ vũ":
- Ăn đi con! Ăn nữa đi con!
Nhỏ Châu thường ngày hay dành ăn với tôi, bữa nay hình như nhận hiệu lệnh từ trước, suốt từ đầu đến cuối bữa ăn, nó tuyệt nhiên không rớ đũa đến đĩa thịt thơm nứt mũi kia lấy một lần, làm như đó không phải là đĩa thịt bò mà là... một quả bom nguyên tử vậy.
Sự siêng năng đột ngột của tôi lay động đến cả trái tim sắt đá của ba tôi. Trong bữa ăn, ông không nói gì nhưng đến tối, lúc tôi đang ngồi học trong phòng, ông lặng lẽ bước vào và tiến sát đến sau lưng tôi.
Tôi biết ông vào nhưng tôi không ngẩng đầu lên, cứ chúi mũi vào cuốn tập trước mặt. Mặc dù không làm gì sai trái, hễ có ông đứng bên, tim tôi lại đập thình thịch. Bao giờ cũng vậy. Điều đó gần như là một phản ứng tự nhiên, có nguồn gốc từ xa xưa lắm, có lẽ từ ngày tôi lãnh cú "thiết cước" của ông lần đầu tiên vào mảnh be sườn non nớt.
Tôi hồi hộp ngồi phía trước, ba tôi câm nín đứng phía sau, hệch như cảnh mèo rình chuột. Mãi một lúc lâu, khi biết chắc cuốn sách trên tay tôi là cuốn giáo khoa chứ không phải cuốn "tự học ghi ta" hay một cuốn truyện võ hiệp vớ vẫn nào, ba tôi mới nhẹ bước quay ra sau khi buông thõng một câu:
- Kêu con Châu làm nước chanh cho mà uống!
Tính cách của ba tôi hoàn toàn xa lạ với những biểu hiện mềm yếu. Lần này cũng vậy, giọng nói của ông chẳng có lấy một chút dịu dàng. Nhưng dù sao, so với vẻ lạnh lẽo thường ngày thì sự quan tâm của ông đối với tôi như vậy đã là nồng nhiệt lắm. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng biết đâu ông vừa bước ra khỏi phòng vừa rưng rưng nước mắt, vì không kềm giữ được nỗi xúc động khi bắt gặp cái cảnh thằng con mình chong đèn ngồi học, cái hình ảnh mà từ khi sinh ra tôi đến giờ ông chỉ nhìn thấy trong mơ...
Ba tôi, và cả mẹ tôi lẫn em gái tôi nữa, đâu có biết rằng sở dĩ tôi siêng học bất tử như vậy là vì tôi sợ "quê mặt" khi học chung với Cẩm Phô chứ chẳng phải tôi "có ý thức ý thiếc" gì ráo. Nếu học cho tôi hoặc cho gia đình tôi thì ... còn lâu!
Hè vừa rồi học để thi chuyển cấp, tôi học còn chẳng ra hồn, suýt chút nữa phải "chuyển ngành" về quê chăn bò cho ngoại, huống chi bây giờ đang giữa năm học, tôi ngu gì gò lưng tôm học lấy học để cho khổ thân! Nhưng dù vậy, thấy mọi người vì cái sự siêng học đột xuất của tôi mà đâm ra quấn quít cả lên và thay nhau chăm sóc tôi từng li từng tí, tôi mơ hồ nhận thấy cái sự siêng năng ở đời xem ra cũng lắm hay ho!
Chỉ có Phú ghẻ là biết rõ "động cơ đen tối "của tôi. Nhưng nó là thằng kín miệng. Trước sau không hề "tố giác" bí mật của tôi với bất cứ ai.
Cứ chiều chiều vào khoảng bốn rưỡi, năm giờ, nó đạp xe đến nhà tôi kèm tôi học. Nó muốn tôi đừng copy nó thì nó phải có nghĩa vụ làm sao cho tôi nếu không giỏi hơn thì ít ra cũng giỏi bằng nó. Đó là lẽ đương nhiên.
Phú ghẻ học giỏi, tận tình với bạn nhưng có cái tật là hay đổ quạu.
Bữa đầu tiên chỉ tôi học, thấy tôi lơ đãng, nó độp liền:
- Cặp mắt mày để ở đâu vậy?
- Thì vẫn để trên mũi chứ đâu!
- Học ra học, giỡn ra giỡn! - Phú ghẻ sừng sộ - Mày mà còn giở cái giọng đó ra lần nữa là tao bỏ về ráng chịu à!
Thấy Phú ghẻ mới làm thầy chưa được năm phút mà đã bày đặt quát tháo, tôi định ngoác mồm nói "Bỏ về cái đầu mày!" nhưng sực nhớ lần này tôi học không phải vì tôi mà vì... Cẩm Phô nên đành đấu dịu:
- Để từ từ tao học! Mày làm gì dữ vậy!
Nhưng hai "thầy trò" chỉ ngồì với nhau thân ái được chừng mười lăm phút, Phú ghẻ bỗng khám phá ra tôi đần độn hơn nó tưởng, liền ngả người vào thành ghế, kêu lên bằng một giọng thảm thiết:
- Trời ơi!
- Ơi - Tôi phì cười đáp.
Phú ghẻ đứng phắt dậy, mặt hầm hầm:
- Mày ở đó mà "ơi"! Tao về!
Nói xong, nó đùng đùng bước ra cửa.
Tôi phải chạy theo níu tay nó, miệng rối rít:
- Thôi, thôi, tao không giỡn nữa!
Phú ghẻ giật tay ra:
- Kệ mày! Tao về!
Tôi lại chộp lấy tay nó:
- Thôi mà! giận hoài!
Thấy tôi nhất định không cho nó về, Phú ghẻ quay mặt lại:
- Mày thề đi!
- Thề sao?
- Thề sẽ ngồi học đàng hoàng!
Tôi giơ tay lên trời:
- Thề sẽ ngồi học đàng hoàng!
Phú ghẻ nhìn tôi lom khom:
- Đứa nào nói láo thì sao?
Tôi nuốt nước bọt:
- Thì xe cán chết... đứa kia!
"Vù" một cái, Phú ghẻ ra tới ngoài sân. Lần này không chộp tay nó được, tôi bèn phóng người ôm lấy hai chân nó. Và nằm lăn dưới đất, tôi ngoác mồm kêu inh ỏi:
- Xe sẽ cán chết đứa nào nói láo còn đứa kia vô can!
Phú ghẻ lắc đầu vẻ ngán ngẩm. Nó không nói, cũng không cười, chỉ thất thểu quay vào bàn học. Nó có vẻ khoái làm bạn tôi hơn là làm thầy tôi.
Nhưng tôi chỉ trêu tức Phú ghẻ mấy bữa đầu. Những ngày kế tiếp, sự chăm chỉ của tôi khiến Phú ghẻ ngạc nhiên tột độ. Cũng như nhỏ Châu, nó không tin vào mắt mình. Nó không tin tôi là thằng Chuẩn nó quen biết từ hồi học lớp sáu. Thằng Chuẩn đó lười kinh người chứ đâu có như thằng Chuẩn đang ngồi nghểu cổ trước mặt nó và đang há hốc mồm uống từng lời nó giảng.
Phú ghẻ chơi đòn khích tướng, lừa cho tôi học. Nhưng đến khi tôi chịu học, mặt nó thuỗn ra vì kinh ngạc. Và cả sung sướng nữa. Nó hân hoan tuyên bố:
- Nếu cứ như thế này, mày sẽ đứng nhất lớp!
Tôi vung tay:
- Nhất trường nữa!
- Ngồi lại đàng hoàng đi!
Nhưng chỉ một lát sau, Phú ghẻ quên ngay trò phá bỉnh của tôi. Nó lại gật gù biểu dương tôi:
- Mày quả sáng dạ hơn tao tưởng!
Nhưng dù "sáng dạ" đến đâu, tôi cũng không thể đuổi kịp chương trình ở lớp. Bỏ bê bài vở quá lâu nên dù được Phú ghẻ kè tận lực, tôi cùng chỉ nhúc nhích từng bước một, không thể nhảy vọt một cái thành nhất trường ngay được.
Cũng vì vậy tôi chưa thể hiên ngang ôm tập đến nhà chị Cẩm Phiêu để học chung với "chị hai nhỏ Châu", dù trái tim tôi ngày nào cũng nhắc chằm chặp. Tôi nấn ná đợi cho trình độ học vấn của mình nâng cao thêm vài cen-ti-met nữa.
Trong những ngày này, Cẩm Phô chắc nhớ tôi lắm. Nên một hôm đang ngồi chơi ở nhà Phú ghẻ, tôi thấy thằng Luyện chạy qua.
- Chị Cẩm Phô hỏi anh sao không đi học? - Luyện nói, mắt nhìn tôi vẻ dò xét.
Tôi ngơ ngác:
- Hồi sáng tao có đi học mà!
Luyện bằng tuổi tôi, nhưng tôi coi nó như "em" nên xưng hô "mày tao" thoải mái.
- Đi học thêm kìa! - Luyện nheo nheo mắt, chắc nó tưởng tôi giả bộ.
Nhưng tôi quên thật. Phải ngớ người ra một hồi, tôi mới hiểu Luyện muốn nói gì.
- À! - Tôi khịt mũi - Mày về nói với Cẩm Phô là vài bữa nữa tao mới đi được! Hổm rày tao bận... đi kiếm mấy cây hồng dại về ghép nhánh!
Tôi vừa nói vừa dòm chừng Phú ghẻ, sợ nó ngứa miệng nói bậy. Nhưng Phú ghẻ chỉ ngồi cười cười. Sao tự dưng nó bỗng dễ thương ghê vậy không biết?


Chương 14




T ôi nói với thằng Luyện chừng vài bữa nữa tôi sẽ đi "học thêm". Nhưng chương trình khổ luyện nhằm lấy lại những gì đã mất kéo dài cả tháng trời đằng đẵng.
Trong thời gian đó, Cẩm Phô không thèm nhìn mặt tôi. Nó chỉ sai thằng Luyện đến gặp.
Luyện đến mang theo một lô câu hỏi:
- Bộ anh giận chị Cẩm Phô hả?
- Đâu có!
- Vậy sao anh không ghé nhà chị Cẩm Phiêu?
- Tao đã nói rồi. Tao bận.
- Chừng nào anh mới hết bận?
Tôi gãi cằm:
- Tao cũng không biết nữa.
Lần nào, Luyện cũng hỏi tôi những câu hỏi đó. Và tôi cũng chỉ biết trả lời mơ hồ như vậy. Sau vài lần Cẩm Phô đâm chán, không thèm sai Luyện đi "nắm tình hình" nữa.
Cẩm Phô đâu có biết tôi nhớ nó còn hơn nó nhớ tôi nhiều. Tôi nóng lòng được gặp lại nó biết bao. Nếu không bị thôi thúc bởi ước muốn sớm được gặp lại nó, tôi đã chẳng vùi đầu học hùng hục như một tên tù khổ sai như thế.
Tôi vốn không phải là đứa thông minh sáng láng. Chơi bời tôi chẳng bằng Cường. Học hành tôi thua Phú ghẻ. Ở nhà ai cũng bảo tôi lù đù, chậm chạp. Ba tôi ưa so sánh, gọi tôi là "thằng đầu bò". Mấy con bò nhà ngoại tôi mà nghe thấy, chắc chúng buồn lắm. Giữa tôi và chúng, chưa biết ai ngu hơn ai! Nói chung, tôi chỉ vĩ đại dưới mắt mỗi một người. Đó là nhỏ Thảo hàng xóm. Với nó, tôi luôn luôn là số một.
Tôi là một đứa đần độn như vậy, nếu không vì Cẩm Phô, chẳng việc gì tôi phải tự hành hạ mình cho chết xác. Chính vì nó, chính vì cái chức "chị hai nhỏ Châu" mà tôi dự định phong cho nó, tôi đành phải "lấy cần cù, bù khuyết điểm". Tôi học ngày học đêm. Tôi học đến toát mồ hôi trán, váng mồ hôi đầu. Ròng rã cả tháng trời như vậy.
Nói cho chính xác, từ hôm đầu tiên Luyện hỏi thăm sức khỏe tôi ở nhà Phú ghẻ cho đến buổi chiều tôi có thể đàng hoàng gấp tập lại và bước ra khỏi phòng với tư thế đĩnh đạc của một thằng Chuẩn vừa "đại tu" lại đầu óc, trái đất đã quay chung quanh nó cả thảy là hai mươi sáu vòng.
Tới ngày thứ hăm bảy, tôi đi lùng thằng Luyện. Tôi mò xuống tận bờ sông, nơi nó và thằng Cường cùng một lô một lốc những đứa Huỳnh Thúc Kháng khác đang thi nhau lặn hụp.
Thấy tôi thình lình xuất hiện, Cường mừng rơn. Nó toét miệng cười vồn vã:
- Mày kiếm tao hả?
Tôi bĩu môi:
- Kiếm mày làm cái mốc gì! Tao đi kiếm thằng Luyện!
Nghe thấy tôi đi kiếm nó, Luyện quày quả lội vào bờ.
- Mày nói với Cẩm Phô là tao ghép hoa xong rồi. Ngày mai tao sẽ ghé nhà chị Cẩm Phiêu.
Luyện vuốt mái tóc ướt:
- Mấy giờ?
- Hai giờ. Mày nói Cẩm Phô tới trước đợi tao. Tới đó một mình tao sợ lắm.
Luyện "ừ". Rồi nó rủ:
- Anh xuống tắm không?
Tôi từ chối:
- Để bữa khác! Chiều nay tao bận lắm!
Tôi không dám nói với Luyện là tôi đang thèm nhảy xuống nước muốn chết, nhưng tôi phải về coi lại bài vở để chuẩn bị cho cuộc chạm trán ngày mai. Đây là kỳ thi cực kỳ đặc biệt trong cuộc đời học trò của tôi. Tôi có thể thi rớt ở bất cứ kỳ thi nào nhưng với kỳ thi này tôi bắt buộc phải đậu. Nếu không chỉ có nước treo cổ.
Khi tôi quay xe về, Cường la toáng lên từ dưới mặt sông:
- Để chiếc huy chương vàng lại đó! Lấy xe tao mà về!
Nhưng mặc cho nó la làng, tôi phóng xe chạy tuốt.
Trưa hôm sau ăn cơm xong, tôi cứ bồn chồn đi tới đi lui trong nhà. Chốc chốc tôi lại liếc đồng hồ, rồi lại... đi lui đi tới. Tôi không dám ghé nhà chị Cẩm Phiêu sớm. Tới sớm nhỡ Cẩm Phô chưa tới, tôi không biết phải đối đáp như thế nào với chị nó.
Nhỏ Châu ngó tôi:
- Anh bị muỗi đốt hả?
- Không.
- Hay là anh bị kiến cắn?
- Kiến đâu mà cắn!
Nhỏ Châu chớp mắt:
- Chứ sao anh không ngồi một chỗ mà đi loanh quanh hoài vậy?
Nhỏ Châu làm tôi bực mình quá xá.
- Kệ tao! - Tôi gắt - Chân tao, tao đi, mắc mớ gì đến mày!
Thấy tôi sửng cồ, nhỏ Châu không hỏi nữa. Nhưng làm thinh được một lát, nó lại ngứa miệng:
- Chị Cẩm Phô nghỉ chơi anh ra rồi hả?
Tôi giật mình:
- Ai bảo mày vậy?
- Đâu có ai bảo! - Nhỏ Châu vừa đáp vừa nhìn tôi bằng ánh mắt thăm dò - Tại em thấy anh dạo này không đi gặp chị nữa!
Tôi hừ mũi:
- Mày ngu quá! Bây giờ tao đi gặp nó đây nè!
- Gặp ở đâu? - Cặp mắt nhỏ Châu mở lớn, lộ vẻ tò mò.
- Ở nhà chị nó. Chị Cẩm Phiêu ấy!
Miệng nhỏ Châu há hốc:
- Thật không? Sao anh gan quá vậy ?
Tôi nhún vai:
- Tao đến đó để học chứ đâu phải để chơi! Tao dạy cho chị hai mày học!
- Xạo đi!
Tôi nhếch mép:
- Tao xạo mày làm chi! Trình độ tao bây giờ dạy cho Phú ghẻ cũng còn được nữa là Cẩm Phô!
Nói xong tôi giật mình ngó ra sân, xem Phú ghẻ có lảng vảng đâu đây không.
Tôi thở phào khi thấy ngoài sân vắng ngắt. Ban trưa trời nắng, thiên hạ ở cả trong nhà. Phú ghẻ chắc lại càng ngủ kỹ.
Tôi liếc nhỏ Châu, thấy nó đang nhíu mày bặm miệng, có vẻ đang suy nghĩ lung lắm. Con nhỏ này, ngoài mặt thì nó kêu tôi xạo nhưng trong bụng chắc nó đã tin tôi đến chín chục phần trăm!
Trong vòng một tháng trở lại đây, thấy tôi cắm đầu học lấy học để sách không rời tay, dám nó tưởng tôi đã thành "nhà bác học" rồi không chừng! Nhất là nó thấy tôi cứ liên tục vỗ ngực xưng tên, nào là "có ý thức" nào là "có trình độ", những từ ngữ mà trước đây anh hai nó chưa bao giờ dám nghĩ tới chứ đừng nói là huênh hoang khoe mẽ!
Nhưng nó nghĩ gì mặc nó, tôi liếc xuống đồng hồ nơi tay và vội vã phóng xe ra khỏi nhà.
Cẩm Phô đứng chờ tôi ngay trước cửa nhà chị nó. Vừa trông thấy tôi nó cụp mắt xuống giọng hờn dỗi:
- Tưởng anh quên luôn Cẩm Phô rồi chứ!
Tôi quệt mồ hôi trán, cười cười:
- Quên sao được mà quên!
- Không quên sao bữa nay mới tới?
Tôi lại nhe răng khỉ:
- Mấy bữa nay tôi bận ghép hoa!
Không biết Cẩm Phô có tin tôi không mà nó quay phắt lại, ngúng nguẩy đi vào.
Tôi dắt xe lên hiên, dựng sát vách tường rồi lật đật đi theo.
Cẩm Phô dẫn tôi đi xuyên qua hành lang tới một căn phòng rộng có dăm chậu hồng kê sát cữa sổ. Tôi ngắm mất chậu hồng bằng nửa con mắt: Xấu hoắc! Không bằng một góc mấy chậu hồng của mình!
Nhưng những chậu hồng còm cõi kia không làm tôi ngạc nhiên bằng sự vắng lặng của ngôi nhà. Không biết anh chị của Cẩm Phô đi đâu mà để tôi với nó một mình một cõi. Hệt như hai đứa tôi đang ngồi với nhau trong quán bà Thường.
Nghĩ tới đó, tôi ngẩn người ra nhìn "chị hai nhỏ Châu". Phải chăng Cẩm Phô cố tình bày ra như vậy. Nó tìm cách đuổi khéo anh chị nó đi để tôi và nó được tự do "tình tự". Phú ghẻ nói y như thánh. Con gái mà đã chọn "điểm hẹn" thì bao giờ cũng hết ý! Cẩm Phô đã tốn bao nhiêu công sức mới sắp đặt được một chỗ "học chung" tịch mịch như thế, vậy mà tôi cứ nấn ná chần chờ. Hèn gì nó trách tôi quên nó! Tội nghiệp nó ghê!
Tôi đặt tập vở lên bàn, hai tay xoa xao vào nhau, cố tìm một từ ngữ tương xứng để khen tặng Cẩm Phô. Nhưng tôi chưa kịp mở miệng đã có người mở miệng trước:
- Em là Chuẩn phải không?
Tiếng nói phát ra ngay sau lưng khiến tôi giật mình quay lại. Đứng ngay ngưỡng cửa là một người phụ nữ hao hao giống Cẩm Phô. Dù chưa gặp mặt lần nào, tôi biết ngay đó là chị Cẩm Phiêu.
Chị Cẩm Phiêu hai tay cầm hai ly nước rau má, mắt nhìn tôi vẻ thân thiện.
- Dạ... dạ...
Tôi đáp, giọng không giấu vẻ bối rối mặc dù chị Cẩm Phiêu trông chẳng giống chút nào với các "vị thần giữ cửa" đằng tiệm thuốc Hồng phát.
Tôi "dạ, dạ" được mấy tiếng rồi đứng im, chẳng dám nói gì, cũng chẳng dám ngồi xuống. Cẩm Phô đứng bên cạch che miệng cười hích hích càng khiến tôi thêm lúng túng.
Cũng may chị Cẩm Phiêu là một ngườì tử tế. Thấy tôi không được tự nhiên, chị bước lại đặt hai ly nước lên bàn, giọng dịu dàng:
- Thôi, các em ngồi học bài đi! Chị để nước đây, khi nào khát thì uống!
Nói xong, chị nhẹ gót quay ra.
Cẩm Phô ngó tôi:
- Chị Cẩm Phiêu hiền không?
-Hiền.
- Chị hiền nhất thế giới! - Cẩm Phô tán dương chị.
Tôi định nói "Chỉ không hiền nhất thế giới đâu! Nếu hiền nhất thế giới, bữa nay chỉ đã... di vắng chứ đâu có ở nhà!". Nhưng cuối cùng tôi đã tỉnh táo tốp lại kịp. Tôi mà bộp chộp nói ra "ý nghĩ đen tối" đó, Cẩm Phô sẽ cho tôi là một kẻ chẳng ra gì, học không lo học, chỉ nghĩ toàn chuyện bậy bạ. Tính lợi tính hại một hồi, tôi giở giọng a dua, hùa theo Cẩm Phô:
- Ừ, chỉ hiền nhất thế giới! - Rồi tôi chép miệng nói thêm - Không những hiền nhất thế giới mà còn hiền nhất vũ trụ nữa!
Cẩm Phô nguýt tôi:
- Lại dóc đi!
Tuy nói vậy nhưng đôi mắt Cẩm Phô vẫn ánh lên vẻ thích thú.
Chỉ tiếc là sự thích thú của nó không kéo dài. Khi nỗi hân hoan về một bà chị hiền nhất vũ trụ lắng xuống, Cẩm Phô sực nhớ ra mục đích của cuộc gặp gỡ hôm nay.
- Bữa nay mình ôn môn gì hén?
Mặc dù đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, nhưng mỗi lần nghe nhắc đến chuyện học, tôi vẫn nghe sống lưng đột ngột ớn lạnh - hệt như đó là một "phản xạ bẩm sinh". Nhưng chính chữ "mình" trong câu hỏi của Cẩm Phô đã cổ vũ tôi. Cái tiếng thân thương đó đã giúp tôi đứng vững trước nỗi sợ hãi. Và tôi ưỡn ngực dõng dạc:
- Tùy Cẩm Phô! Tôi thì... ôn môn gì cũng được!
Cẩm Phô dòm vô thời khóa biểu:
- Ngày mai có hai tiết toán. Vậy bữa nay ôn lại hình học đi!
Trong các môn, tôi khá nhất là môn toán. Vì vậy tôi gật đầu ngay, sợ để lâu Cẩm Phô đổi ý:
- Vậy mình ôn môn hình!
Tôi vừa nói vừa lật tập sột soạt, vẻ hăng hái như sắp sửa đi thi học sinh giỏi toán toàn quốc đến nơi.
Thật ra trình độ của tôi hiện nay chưa chắc đã giỏi hơn ai, nhưng so với Cẩm Phô thì rõ ràng tôi đáng... làm thầy nó.
Đúng như Phú ghẻ nói, tôi đã dốt, Cẩm Phô còn dốt hơn tôi nhiều.
Học chung với nó một lát, tự nhiên tôi cảm thấy tôi vĩ đại quá chừng. Tôi giảng thao thao bất tuyệt, còn nó chỉ biết ngóc cổ ngồi nghe, chốc chốc lại gật đầu phụ họa.
Lúc cao hứng tôi cũng lên giọng quát tháo om sòm, quên bẵng người ngồi trước mặt là "chị hai nhỏ Châu" tương lai. Nói chung mấy hôm trước Phú ghẻ nạt nộ tôi thế nào, bữa nay tôi nạt nộ lại Cẩm Phô y như vậy, thậm chí còn hơn nữa!
Nhưng mặc tôi hung hăng giương nanh múa vuốt, Cẩm Phô trước sau tịnh không trách móc hoặc giận hờn. Chắc nó cũng quên bẵng tôi là thằng Chuẩn quần thừa áo vá. Nó đinh ninh tôi là thầy giáo mới đổi về dạy ở trường. Thật khác xa với những lúc nó bắt chước miệng lưỡi con Liên móm để "quay" tôi như quay dế trong quán bà Thường! Sự hứng khởi trong lòng tôi dâng lên cao đến mức đôi khi tôi có cảm tưởng được làm thầy Cẩm Phô khoái hơn làm người yêu nó nhiều!
Mà làm sư phụ một đứa như Cẩm Phô thì đúng là hách xì xằng thật. Căn bản môn hình học dường như nó cất đâu trong các ngăn kéo ở ngoài tiệm thuốc tây. Bài "Các phép biến hình" dễ ơi là dễ, vậy mà tôi giảng hoài nó vẫn ngơ ngơ ngác ngác.
Tôi bảo nó phân biệt phép biến hình đồng nhất với phép quay tâm O, nó cạy cục vẽ tới vẽ lui cả buổi vẫn chưa xong.
Tôi bảo nó chứng minh tích của hai phép dời hình là một phép dời hình, nó lại chứng minh là nó không hề biết gì về những chuyện như vậy.
Thế là tôi lại được dịp "lên lớp". Nào là muốn học giỏi ngồi trong lớp phải tập trung nghe thầy giảng ra sao, lúc về nhà phải chịu khó làm bài tập như thế nào...
Cẩm Phô không biết tôi lặp lại vanh vách những điều Phú ghẻ vừa "lên lớp" tôi nên nó cứ giương mắt dòm tôi đầy thán phục.
Buổi "xuất quân"đầu tiên của tôi lẽ ra còn thành công rực rỡ và trọn vẹn hơn nữa, nếu như trong bài "các phép biến hình" không có phần về tam giác đồng dạng.
Thông thường, hai tam giác đồng dạng là hai tam giác có các cạnh tương ứng tỉ lệ với nhau. Nhưng riêng với tam giác vuông, chỉ cần biết cạnh huyền và một cạnh góc vuông có tỉ lệ tương ứng bằng nhau cũng có thể suy ra trường hợp đồng dạng.
Những định lý này ngay từ hồi cấp hai chúng tôi cũng đã từng được nghe giảng sơ qua. Vậy mà khi tôi vẽ hai tam giác vuông với hai cạnh có tỉ lệ tương ứng, rồi hỏi:
- Hai tam giác này có đồng dạng không?
Cẩm Phô cứ cắn viết suy nghĩ cả buổi. Chắc có lẽ nó thấy thiếu một cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.
Sốt ruột, tôi "gà":
- Cẩm Phô thấy hai tam giác này có gì dặc biệt không?
Lúc bình thường, có lẽ Cẩm Phô đáp ngay không cần nghĩ ngợi. Nhưng nãy giờ bị tôi quát tháo ghê quá, nó mất bình tĩnh đến mức hầu như chẳng hiểu tôi hỏi gì.
Thấy nó một mực làm thinh, tôi đâm quạu:
- Tam giác này là tam giác gì?
Tôi hỏi giọng gắt gọng. Cẩm Phô dường như cũng hết mức chịu đựng. Thấy tôi quạu, nó quạu theo:
- Tam giác Béc-mu-da!
Đòn phản công bất thần của Cẩm Phô làm tôi choáng váng mặt mày, hệt như vừa ăn một cú đấm của Mohamet Ali vào quai hàm. Trong một thoáng, tôi cảm thấy căn phòng như nghiêng hẳn đi. Và trong cái thế giới vẫn còn đang đảo lộn ghê gớm đó, tôi chếch choáng đứng dậy và ôm tập đi thẳng ra cửa không một lời từ giã...
 

Chương 15




T ôi vừa đút đầu vô cổng, đã thấy Phú ghẻ ngồi đợi ở cửa. Vừa thấy tôi nó hỏi ngay:
- Tốt đẹp cả chứ?
Tôi hầm hầm:
-Tốt đẹp cái con khỉ!
Giọng điệu gây gổ của tôi khiến Phú ghẻ chưng hửng. Nó đi tò tò theo tôi, giọng không giấu vẻ lo âu:
- Có chuyện gì vậy? Bộ không thuộc bài bị "cô giáo" bắt bí hả?
Tôi "xì" một tiếng, môi dài cả thước:
- Nó học dốt như bò mà bắt bí nổi ai!
- Chứ' sao mày đỏ mặt tía tai như con gà chọi vậy? Hay là mày bị chị Cẩm Phiêu vác gậy rượt chạy toé khói?
Tôi nhún vai:
- Chị Cẩm Phiêu hiền nhất thế giới!
Tới đây thì Phú ghẻ ngẩn người ra. Mặt nó ngơ ngơ ngác ngác trông đến tội. Chắc nó không tài nào hiểu được tại sao một cái đứa ngày hôm qua còn hùng hùng hổ hổ về chuyện học chung với người yêu mà hôm nay từ điểm hẹn trở về, người ngợm lại trông tả tơi như một cái mền rách.
- Mày có nghĩ đến già cũng không ra đâu!
Cuối cùng tôi sợ Phú ghẻ đứng lâu hóa đá, tôi vỗ vai nó và tặc lưỡi kể cho nó nghe câu chuyện vừa xảy ra ở nhà chị Cẩm Phiêu.
Tôi tưởng nghe xong, Phú ghẻ sẽ vì tình bạn mà hùa theo tôi chửi Cẩm Phô tơi tả. Nào ngờ tôi vừa kể dứt, nó liền ôm bụng cười bò:
- Trời ơi là trời! Ông Bec-mu-đa ơi là ông Bec-mu-đa!
- Béc-mu-đa cái đầu mày! - Tôi nổi nóng.
- Cái đầu mày thì có! - Phú ghẻ hừ giọng.
- Thật tao chưa thấy đứa nào ngu đếm mức học chung với người yêu mà bày đặt nạt nộ quát tháo như mày! Mày đâu phải là thầy hiệu trưởng hay thầy giám thị!
Tôi đỏ mặt:
- Tại nó chứ bộ! Ai bảo tao giảng hoài mà nó cứ ngồi giương mắt ếch dòm tao chi!
- Thì ai mà chẳng vậy!
- Tao đâu... đâu...
Đang cơn hăng máu, tôi định nói "Tao đâu có như vậy" nhưng vừa mới mở miệng, tôi sực nhớ mấy bữa đầu tiên ngồi học với Phú ghẻ, tôi còn ấm ớ hơn Cẩm Phô bữa nay nhiều, lền vội vàng tốp lại. Phú ghẻ biết tỏng bụng dạ tôi, liền chọc:
- Mày định nói gì?
Tôi cười hì hì:
- Tao định nói là tao đâu có cố ý diễu võ giương oai với Cẩm Phô làm chi! Tại lúc nãy trời nóng bức, tự nhiên tao đâm quạu.
Phú ghẻ không buồn để ý đến lời phân trần vụng về của tôi. Nó chép miệng bình luận:
- Nhỏ Cẩm Phô kêu mày bằng "tam giác Béc-mu-da" là còn hiền, gặp con Liên móm, mày quát nó kiểu đó, chắc nó liệng guốc lên đầu mày quá!
Phú ghẻ làm tôi ăn năn quá chừng. Nhớ lại buổi học chung khi nãy, tôi thấy lời lẽ và cử chỉ của tôi quả có phần quá đáng. Vấn là đứa học hành chẳng ra gì, từ lúc bắt đầu ôm tập đi học đến nay toàn bị thiên hạ coi thường nay bỗng dưng được làm thầy một đứa khác, cái sự "đổi đời" đột ngột đó khiến tôi không tài nào giữ bình tĩnh được. Trước nay tôi thường nghe Phú ghẻ giảng bài, bây giờ tự dưng có một đứa ngồi vểch tai lên nghe những lời vàng ngọc của mình, cái "hương vị" đó nó lạ quá, bảo tôi không "Tận hưởng" sao được!
Chỉ tội cho Cẩm Phô. Thật ra nó không đến nỗi dốt lắm, nhưng thấy tôi hò hét gầm gừ ghê quá, nó hoảng vía quên sạch hết những gì đã học. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài, chỉ cần học chung với tôi ba buổi thôi, chắc Cẩm Phô phải xin vô bịnh viện thần kinh nằm điều trị ít nhất là sáu tháng!
Tôi liếc Phú ghẻ, giọng áy náy:
- Giờ tao phải làm sao mày?
Phú ghẻ cười khảy:
- Thì gặp nó xin lỗi chứ sao!
- Nhưng biết Cẩm Phô có chịu gặp tao nữa không?- Tôi hỏi Phú ghẻ mà như tự hỏi mình. giọng đầy hoang mang.
- Cái đó thì tao không biết! Mày phải tự mình đi gặp nó mà hỏi lấy!
Cái thằng ghẻ ngứa này, tôi chưa kịp mở miệng nhờ nó, nó đã muốn dang ra! Bạn bè thế mà cũng gọi là bạn!
Nhưng nỗi lo lắng của tôi không kéo dài lâu.
Trưa hôm sau, lúc tôi đi học về ngang qua tiệm thuốc tây Hồng phát, thằng Luyện đã đứng đợi sẵn bên đường, chặn tôi lại:
- Chị Cẩm Phô gởi cho anh cái này nè!
Tôi chưa kịp phản ứng thì nó đã nhét dấm dúi mảnh giấy vào túi áo tôi rồi dọt lẹ vào nhà.
Trên đường về, đã mấy lần tôi muốn dừng xe lại mở "bức thư tình" ra xem, nhưng rồi sợ phải đọc thấy những lời trách móc, xỉ vả, tôi đành bấm bụng ráng lết về tới nhà.
Giúi đại chiếc huy chương vàng vào góc nhà tôi tót vào phòng học và sau khi chốt cửa lại cẩn thận, tôi lật đật móc tờ giấy trong túi ra xem.
Lướt qua lá thư nỗi hồi hộp trong lòng tôi từ từ tan biến và mặt tôi mỗi lúc một dãn ra. Hóa ra đó không phải là "tối hậu thư" của chị hai nhỏ Châu. Cũng không có dòng nào trách cứ hoặc hờn dỗi. Trong thư nó bày tỏ sự hối hận về cái từ "tam giác Béc-mu-da" bất kính mà nó đã buột miệng thốt ra trong một khoảnh khắc bàng hoàng không tự chủ. Và nó mong tôi đừng để bụng chuyện đó mà vẫn tiếp tục đến nhà chị Cẩm phiêu để học chung với nó theo kế hoạch dã dự định.
Nói chung, lời lẽ trong thư vô cùng thành khẩn. Tôi đọc đến đâu, ruột gan mát đến đó. Và trong khi đủng đỉnh nhấm nháp từng câu từng chữ trong lá thư - cũng khoái trá chẳng kém gì khi thưởng thức món thịt bò xào hôm nọ - một lần nữa tôi nhận ra không có người con gái nào trên đời đáng yêu bằng Cẩm Phô. Đáng yêu nhất là tôi chưa kịp xin lỗi nó, nó đã lo xin lỗi tôi trước khiến tôi đành phải bỏ dở cái ý định tốt đẹp của mình một cách sung sướng.
Phú ghẻ không biết gì về cái sự cố êm ái đó nên bữa hôm sau, gặp tôi trên lớp, nó hất hàm nhắc nhở:
- Làm bổn phận chưa?
- Bổn phận gì?
- Đi xin lỗi Cẩm Phô chứ bổn phận gì!
Tôi hừ mũi:
- Tao không đi nữa! - Rồi tôi ưỡn ngực dõng dạc - Tao nghĩ lại rồi! Lẽ ra nó phải xin lỗi tao chứ chẳng việc gì tao phải vác xác đi xin lỗi nó!
Phú ghẻ ôm lấy đầu:
- Trời ơi là trời! Ngu ơi là ngu! Vậy mà cũng bày đặt đi yêu người ta!
- Có mày ngu thì có! - Vừa nói tôi vừa rút mẩu giấy trong túi chìa ra trước mặt Phú ghẻ, giọng đắc thắng như một tên được bạc - Coi đây nè!
Phú ghẻ dòm vô lá thư, mắt trố lên và miệng mồm lập tức cứng đơ.
- Sao? - Tôi nheo mắt nhìn Phú ghẻ giọng hí hửng.
- Còn trăng với sao gì nữa! - Phú ghẻ thở một hơi dài thườn thượt - Tao tưởng chỉ có mình mày ngu, hóa ra Cẩm Phô cũng ngu nốt!
- Dẹp mày đi, đồ ghẻ ngứa!
Tôi hét lên và giật tờ giấy lại. Rõ là cái giọng ghen tị với hạnh phúc của người khác! Bạn bè ba đứa chơi với nhau, thằng Cường lọt vô mắt xanh Thùy Dương, tôi lọt vô tiệm thuốc tây Hồng Phát, còn Phú ghẻ chẳng được ai doái hoài, chỉ có lọt... xuống hố, chắc vì vậy nên nó tức mình nó chửi tụi tôi ngu. Đi một quãng xa, lòng tôi vẫn chưa hết hậm hực.
Nhưng tôi chỉ ức Phú ghẻ được có một ngày.
Qua ngày hôm sau, lúc ngồi ở nhà chị Cẩm Phiêu ôn lại môn vật lý, gặp phải bài gia tốc trong chuyển động cong và chuyển động tròn đều, Cẩm Phô thắc mắc đến đâu, tôi đáp ro ro đến đó, tự dưng tôi cảm thấy biết ơn Phú ghẻ vô kể. Vật Lý là môn xưa nay tôi vẫn chạy dài, chính vì nó mà cây đàn cáu của tôi bị ba tôi đập vỡ, vậy mà nhờ Phú ghẻ tận tình kèm cặp một thời gian, bây giờ tôi có thể ung dung ngồi giảng giải cho Cẩm Phô từng li từng tí, hệt như thể tôi là Newton tái thế. Sự đời quả là lắm nỗi tréo ngoe, chả làm sao lường trước được!
Lần này rút kinh nghiệm, tôi không ngoác mồm la lối om sòm như một tên du côn du kề nữa. Tôi bắt mình mở âm lượng vừa đủ nghe, nói năng nhỏ nhẹ như con gái về nhà chồng... ba bữa đầu. Tôi phải chứng tỏ với Cẩm Phô một người mang "tam giác ác quỷ" phía sau mông vẫn có thể mang một "trái tim thiên thần" trong lồng ngực.
Khi nãy lúc tôi vừa đến, Cẩm Phô đứng đón ngay ở cửa, hỏi:
- Anh có còn giận Cẩm Phô không?
Tôi hùng hồn:
- Không! Tôi có giận gì Cẩm Phô đâu! Tôi chỉ giận cái thói nóng nảy của tôi thôi!
Nghe tôi nói vậy, Cẩm Phô lườm tôi một cái. Nó không nói gì nhưng tôi vẫn đọc thấy sự vui sướng long lanh trong mắt nó. Chắc nó nghĩ khi kết bạn với tôi, nó quả đã không chọn lầm người! Chỉ tiếc là không có Phú ghẻ ở đây. Nếu được tận mắt chứng kiến cảnh tôi ăn nói văn hoa lịch sự thế nào và Cẩm Phô nhìn tôi âu yếm ra sao, chắc có cho vàng nó cũng không dám bảo tụi tôi ngu nữa!
Tôi và Cẩm Phô học chung với nhau êm đềm và suôn sẻ được chừng hai tuần thì Liên móm đột ngột xuất hiện. Hôm đó hai đứa tôi đang ngồi ôn lại bài lũy thừa với số mũ hữu tỉ, Cẩm Phô hỏi tôi:
- Tại sao số âm lại không có căn bậc chẵn?
Tôi chưa kịp trả lời thì bỗng có một giọng ngâm nga:
- Số âm ngồi cạnh số dương.
Chính là bậc chẵn, còn hỏi han nỗi gì?
Trong một thoáng, người tôi như bị dán chặt xuống ghế. Không cần quay lại, tôi vẫn biết thừa người mới đến là ai. Trên khắp trái đất này, chỉ có nhỏ Liên móm mới có cái giọng chua lè chua lét như thế. Khi bỡn cợt, chọc ghẹo, cái giọng của nó càng eo éo, nghe muốn buốt óc.
Sự xuất hiện bất ngờ của nó ngay tại "hiện trường" khiến trái tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực. Lần trước, cũng chính vì sự châm chọc của nó mà tôi và Cẩm Phô đành phải chia tay những buổi hẹn hò thơ mộng trong quán bà Thường. Bây giờ hai đứa tôi đã biết thân phận rút vào "hoạt động bí mật", vậy mà chẳng hiểu ma xui, quỷ khiến thế nào nó lại lò dò dẫn xác tới. Và ngay câu đầu tiên, nó đã chẳng tỏ ra ý định tự tế gì. Có vẻ như nó quyết theo "hại" tôi đến cùng.
Trong khi tôi ngồi chết cứng trên ghế với bao nhiêu ý nghỉ đen tối trong đầu và mồ hôi nhỏ thành giọt trên trán, Cẩm Phô lại thản nhiên như không. Nó nhìn về phía cửa phòng, niềm nở:
- Vô đây chơi! Đi đâu về ghé vậy?
- Tao đi tìm mày chứ đi đâu! Tao lại đằng nhà, gặp thằng nhóc Luyện. Nó bảo mày đang hẹn hò ở đây!
Liên móm vừa đáp vừa thong thả bước lại ngồi xuống cạnh Cẩm Phô. Tôi lập tức đưa mắt ngó lơ chỗ khác, bụng phân vân không biết nên ngồi chịu trận hay là bỏ ra sau nhà quách. Cứ cái đà này, chẳng biết con nhỏ miệng móm này sẽ còn ăn nói vung vít những gì gì nữa! Tự dưng tôi đâm giận Cẩm Phô quá chừng. Liên móm là con nhỏ "ác nhơn thất đức" như thế, nó đi đến đâu là "hạnh phúc" người ta "tan vỡ" đến đó, gặp nó nếu không suỵt chó cắn thì cũng nên tìm cách đuổi khéo nó đi, ai đời lại rước nó vô nhà cho nó "nói hành nói tỏi"!
Nhưng Cẩm Phô làm như chẳng thèm để ý đến bộ mặt rầu rĩ của tôi. Nó đập tay lên vai Liên móm, trách móc bằng một giọng tươi tỉnh:
- Mày sao lúc nào cũng nói bậy được! Tụi này đến đây để học chung chứ đâu phải để ngồi tán dóc!
- Khỏi cần quảng cáo! - Liên móm khịt mũi - Dạo này thấy mày giỏi giang hẳn ra, tao biết ngay là mày đang lén lút "tầm sư học đạo" với ai rồi!
Tôi không dám nhìn thẳng vào mặt Liên móm nhưng tai tôi vẫn dỏng lên để xem thử con nhỏ miệng móm này xỏ xiên gì mình. Nào ngờ nó "phán" một câu khiến tôi mát dạ quá chừng. Cứ theo giọng lưỡi của nó thì tôi không phải là thằng Chuẩn dốt kinh niên và suýt chút nữa bỏ học ở nhà đi giữ bò mà là một thằng Chuẩn uy tín đầy mình, học giỏi ngay từ khi còn ngậm vú mẹ.
Rồi dường như chưa cho thế là đủ, Liên móm day sang tôi, hỏi bằng giọng thân mật:
- Chuẩn học giỏi quá hén! Chắc năm nào Chuẩn cũng là học sinh xuất sắc phải không?
Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi được nghe người khác hỏi tôi một câu lạ lùng như thế và tai tôi lùng bùng mất mấy giây. Trong khoảnh khắc chớp nhoáng đó, tôi kịp nhận ra nhỏ Liên móm tử tế hơn tôi tưởng nhiều và giọng nó không phải lúc nào cũng chua lè chua lét. Như lúc này chẳng hạn, khi nó kêu tôi bằng tên thay vì bằng "ông" như mọi lần, giọng nó ngọt ngào không thua gì đường phèn.
Đã mấy lần tôi định gật đầu nhận đại mình là học sinh xuất sắc cho oai, nhưng nhớ đến thằng Cường tôi đành nuốt nước bọt làm thinh, chỉ nhe răng cười cười ra vẻ ta đây khiêm tốn không tiện nói về mình.
Cường học chung lớp với tôi từ nhỏ. Mỗi tuần tôi lãnh mấy con zê-rô, nó đều biết. Mỗi tháng tôi lãnh mấy cú "thiết cước" của ba tôi vào "hạ bàn" về cái tội học hành lẹt đẹt, nó đều hay. Cường lại thường xuyên gặp gỡ và bốc phét với Thùy Dương ở nhà Liên móm. Nếu bây giờ tôi nhận vơ cái danh hiệu học sinh xuất sắc vào mình, nhỡ mai mốt Cường cao hứng rêu rao "thành tích học tập" của tôi trước mặt hai đứa này, lúc đó tôi chỉ có nước kiếm đường chui xuống đất.
Thấy tôi không ừ không hử, chỉ ngồi cười ruồi, Liên móm lại nói:
- Mai mốt học bài có chỗ nào không hiểu, tôi đến hỏi Chuẩn nghe?
Đề nghị của Liên móm khiến tôi giật thót. Tôi đâu phải là Phú ghẻ. Trình độ tôi chỉ đủ sức làm thầy một đứa học trò lưu ban như Cẩm Phô. Cỡ Liên móm hay Thùy Dương, tụi nó hỏi đâu chắc tôi bí tới đó. Nhưng khổ nỗi, Liên móm đánh giá tôi cao vòi vọi, tôi lại ậm ừ tỏ vẻ ta đây tài cao thật, bây giờ tình thế bất ngờ đưa đẩy quá xa, tôi muốn tuột xuống thì đã muộn.
Trong khi tôi đang loay hoay gãi đầu gãi cổ và chưa kịp nghĩ ra kế nào thoát hiểm thì "Cẩm Phô" đã kịp thời "cứu bồ". Nó lườm Liên móm:
- Thôi đừng có làm bộ! Học sinh giỏi như mày với con Thùy Dương mà "học bài không hiểu" thì còn ai hiểu nỗi!
- À, à, - Liên móm nheo nheo mắt - Mày muốn độc quyền sư phụ của mày, khôngthèm "san sẻ" cho bạn bè hén!
Lời trêu chọc của Liên móm khiến tôi đỏ mặt. Nhưng từ khi nó khen tôi "Chuẩn học giỏi quá hén", tôi đã không buồn giận nó nữa. Tôi mặc nó muốn nói gì thì nói.
- Nói bậy nè! - Cẩm Phô cấu vào lưng Liên móm - Khai thật đi! Mày kiếm tao có chuyện gì?
Liên móm vừa la "oai oái" vừa nhảy ra xa:
- Tao tìm mày để mượn cuốn sách đại số chứ để làm gì! Cuốn của tao không biết rớt ở xó xỉnh nào, tao kiếm hoài không ra!
Rồi vẫn đứng tuốt đường xa, nó vuốt tóc nói thêm:
- Nhưng nếu mày với ông Chuẩn đang học thì thôi, tao về!
Không biết tự bao giờ, tôi không còn coi Liên móm là con nhỏ ác ôn nữa. Tôi thấy miệng nó tự dưng hết móm. Giọng nó cũng hết chua. Vì vậy, tôi chìa cuốn sách ra:
- Liên cứ cầm cuốn này về học đi!
Liên móm có vẻ ngạc nhiên trước thái độ thân thiện của tôi. Nó chớp mắt:
- Còn mấy người thì sao?
- Liên cứ yên tâm, tụi này còn cuốn khác! - Tôi đáp và lấy làm lạ khi nghe giọng mình dịu dàng khác hẳn ngày thường.
Cẩm Phô cũng gật đầu hùa theo:
- Phải đó! Mày cứ lấy cuốn này mà học!
Liên móm không khách sáo. Nó bước lại bàn lấy cuốn sách trên tay tôi, nhét vào cặp:
- Cảm ơn mấy người nghen! Kể từ phút này, mấy người được... tự do!
Nói xong nó quày quả đi thẳng ra cửa. "Số dương" ngồi cạnh "số âm" đực mặt ngó theo, miệng méo xẹo.
Không biết có phải nhờ cuốn đại số "hối lộ" đó hay không mà từ bữa đó trở đi, Liên móm không buồn chọc ghẹo tôi nữa. Gặp nhau trên trường hoặc đụng đầu nhau ngoài phố, nó chỉ cười cười nhìn tôi. Nhằm bữa cao hứng, nó cũng ba hoa xích đế đủ chuyện trên đời, nhưng từ đầu đến cuối nó tuyệt nhiên không hề đã động gì đến chuyện tình cảm giữa tôi và Cẩm Phô.
Những lần ghé thăm tổ học tập của hai đứa tôi, thỉnh thoảng nó cũng ngứa miệng cợt đùa vài câu. Nhưng từ ngày biết nó không ác ý gì với tôi, tôi chẳng sợ nó trêu nữa. Thậm chí bây giờ nghe nó "cáp đôi" tôi với Cẩm Phô, tôi còn khoái ngầm trong bụng và những lúc như vậy bao giờ tôi cũng len lén liếc trộm "chị hai nhỏ Châu" bằng ánh mắt hí hửng và gian manh khó tả. Cặp mắt tôi lúc đó chắc giống hệt như hai cái... tam giác Béc-mu-đa.




Chương 16




S ự cãi thiện quan hệ giữa tôi và Liên móm còn đưa đến lắm chuyện lạ đời khác nữa.
Bây giờ đi đâu Liên móm cũng bốc tôi lên tận mây xanh. Thật chả bù với ngày nào nó "chơi" tôi không ngóc đầu lên nổi. Nó khoe với Thùy Dương là tôi học giỏi không thua gì ông Lương Thế Vinh hồi nhỏ. Nó bảo chính nhờ tôi "dạy dỗ" mà Cẩm Phô tiến vùn vụt như tên lửa.
Cẫm Phô tiến quả có tiến, nhưng tiến chậm như rùa chứ có đâu mà "vùn vụt như tên lửa". Nó nói trạng như vậy mà con nhỏ Thùy Dương lại tin. Điều nực cười là Thùy Dương cũng học chung lớp với Cẩm Phô và Liên móm, sức học của Cẩm Phô ra sao lẽ?ào nó không biết, vậy mà nó lại tin răm rắp những điều Liên móm "quảng cáo" về tôi. Và thế là ngay hôm sau, lúc gặp Cường, nó lại đem tôi ra "quảng cáo". "Quảng cáo" ngay với cái thằng biết tôi tỏng tòng tong từ đầu đến gót, thậm chí Cường biết tôi còn rõ hơn là biết chính nó.
May một nỗi, Cường không phải là đứa ưa hại bạn. Nghe Thùy Dương ca tụng tài học của tôi hết lời, Cường muốn xỉu, nhưng nó ráng ôm bụng nén cười và giả vờ kêu đau bụng để chạy ra khỏi nhà càng mau càng tốt. Và ngay lập tức, nó ba chân bốn cẳng đi kiếm tôi.
- Lâu nay trốn biệt ở đâu vậy mày? - Vừa thấy cái đầu bù xù quen thuộc của Cường lấp ló ngoài cổng rào, tôi mừng rỡ kêu lên.
- Tao bận.
Tôi giận lẫy:
- Bận thì đi luôn đi chứ ghé tao làm chi!
Cường chẳng buồn để ý đến lời xua đuổi của tôi. Nó đẩy cổng lách vào nhà và cười hì hì:
- Tao tới xem người học giỏi nhất thị trấn mặt mũi ra sao!
Thái độ của Cường khiến tôi chột dạ:
- Mày nói nhăng nói cuội gì vậy?
Cường hừ mũi:
- Mày đừng có giả vờ! Ở?goài phố người ta đang đồn ầm!
- Đồn sao? - Tôi trố mắt.
- Thì đồn mày học giỏi nhất thị trấn chứ đồn sao!
- Dẹp mày đi! - Tôi nói và nghe mặt mình đỏ tới mang tai - Bộ hết chuyện làm rồi sao mà mò đến đây chọc quê tao?
Cường tiếp tục giọng bỡn cợt:
- Tao chọc quê mày làm chi! Hồi nãy chính tai tao nghe người ta ca tụng mày rõ ràng!
Tôi nhún vai:
- Đứa nào khùng vậy?
Cường nhảy nhổm:
- Nè, phát ngôn cẩn thận chút nghen! Chính Thùy Dương của tao nói chứ đứa nào!
Tôi "xì" một tiếng:
- Thùy Dương của mày thì biết cóc gì về tao!
- Nhưng nó nghe con Liên móm kể. Liên móm bảo mày lúc này đi làm thầy thiên hạ. Nhỏ Cẩm Phô theo học mày mới một tháng mà đã muốn lên đứng nhất lớp rồi!
Hóa ra mọi sự bắt nguồn từ Liên móm. Nó khen tôi hóa ra lại làm khổ tôi. Nghe thằng Cường "cà khịa" một hồi, tôi không biết nên cười hay nên khóc.
- Hơi đâu mày đi nghe con nhỏ miệng móm đó! - Cuối cùng, tôi nhăn nhó đáp.
Thằng Cường này đúng là dai hơn đĩa đói. Tôi nói vậy mà nó chẳng chịu thôi. Nó dòm tôi lom lom:
- Nhưng mỗi tuần mày đến dạy học cho Cẩm Phô ba buổi, đúng không?
Tôi tặc lưỡi:
- Tao đến học chung với nó chứ dạy dỗ cái mốc gì!
Rồi sợ Cường giả bộ hỏi tới hỏi lui để kiếm cớ trêu tôi, tôi liền kể tỉ mỉ cho nó nghe về cái "sự tích học chung" của tôi với Cẩm Phô. Tôi cũng không giấu nó chuyện tôi rước Phú ghẻ về nhà kèm cặp mỗi ngày như thế nào và tôi đã phải gò lưng tôm học lấy học để ra làm sao.
Cường chăm chú nghe, mắt thao láo.
Nghe xong, nó gật gù:
- Hèn gì dạo này chẳng thấy mày đâu! Té ra mày đang âm mưu dời quán bà Thường về nhà chị Cẩm Phiêu!
Tôi gãi gáy:
- Tao tới đó để ôn tập chứ bộ!
Cường nhìn lên trời, giọng ranh mãnh:
- Mày ôn tập hay ôn thứ gì, làm sao tao biết được! - Rồi nó hít hà nói thêm - Nhưng dù sao nhờ vậy tao cũng đỡ đau tay!
Câu nói ỡm ờ của Cường khiến tôi không kềm được thắc mắc:
- Đỡ đau tay là sao?
- Từ ngày mày có điểm hẹn mới, tao khỏi phải bật bật ngón tay để hẹn hò giùm mày nên nó đỡ đau chứ sao!
Cường vừa nói vừa nhe răng cười hề hề trông nham nhở hết sức.
Tôi tính phang lại nó một câu nhưng nghĩ tới nghĩ lui một hồi chẳng tìm ra câu nào đích đáng, đành nhe răng cười theo.
- Nhưng mà nè! - Cường bỗng khều vai tôi, vẻ nghiêm nghị.
- Gì?
- Lạ quá mày ạ!
- Lạ chuyện gì?
- Chuyện con Liên móm ấy!
- Nó sao?
Cường khịt mũi:
- Hồi trước, lúc mày với Cẩm Phô thường gặp nhau trong quán bà Thường, đi đâu nó cũng chọc mày, sao bây giờ nó đâm ra tử tế với mày tợn?
Tôi chớp mắt:
- Làm sao tao biết được!
- Lạ thật đấy! - Cường nói, rồi nó tự giải thích - Chắc trước đây nó thấy mày suốt ngày cứ theo hẹn hò tán tỉnh Cẩm Phô như một tên ma cà bông nên nó ghét, còn bây giờ nó thấy mày ôm tập tới ngồi học với bạn nó đàng hoàng nên nó... thương?
Tôi lại lắc đầu:
- Tao không biết.
Dĩ nhiên tôi không hoàn toàn tán thành lập luận của Cường, nhưng tôi không nói ra. Tôi tin rằng sở dĩ Liên móm tử tế với tôi chỉ vì nó thấy tôi tử tế với nó. Cũng có thể vì trước đó nó đã được Cẩm Phô dặn dò kỹ lưỡng. Rằng nhà chị Cẩm Phiêu là điểm hẹn cuối cùng của hai đứa tôi. Nó phá trong quán bà Thường, tụi tôi xách dép chạy ra đây. Nó phá ở đây nữa, tụi tôi chẳng biết khăn gói đi đâu. Có thể vì vậy mà nó đâm ra rộng lượng với tôi cũng nên.
Nhưng dù sao, những điều Cường nói cũng không phải trăm phần trăm sai trật. Từ ngày "kèm cặp" Cẩm Phô có hiệu quả, tôi có cảm giác Liên móm nhìn tôi bằng ánh mắt khác trước. Bây giờ nó tỏ ra nể phục tôi chứ không còn coi tôi là thằng Chuẩn quần thừa áo vá, gia tài chỉ có mỗi chiếc Huy Chương Vàng còn đầu óc thì hoàn toàn trống rỗng. Chỉ đến bây giờ, nó vẫn đinh ninh tôi là học sinh giỏi nhất lớp 10A1, cỡ Phú ghẻ chỉ đáng đi theo đấm lưng cho tôi để mong được cóp-pi bài làm.
Chính vì những "hiểu lầm" khủng khiếp đó mà dạo này gặp ai, Liêm móm cũng không ngần ngại bốc tôi lên tới chín tầng trời và một trong những hậu quả trước mắt là bữa nay thằng Cường phải mò tới tận nhà tôi để "chiêm ngưỡng" thằng bạn nối khố của nó.
Tất nhiên trò tán dương và thổi phồng của Liên móm có phần quá lố. Nhưng mặt khác, nó cũng đem lại cho tôi một niềm kiêu hãnh ngấm ngầm và cái cảm giác này thật là mới mẻ. Nó khiến tôi nhớ lại sự quan tâm đặc biệt mà ba mẹ tôi dành cho tôi trong thời gian gần đây. Tất cả những điều đó khiến tôi lờ mờ nhận ra một khi tôi không còn là thằng Chuẩn lười biếng như trước đây, nghĩa là một khi tôi thay đổi thì thế giới chung quanh cũng đột nhiên thay đổi theo, và dĩ nhiên thay đổi theo cái hướng có lợi cho tôi.
Chẳng hạn như Phú ghẻ. Dạo này đến học chung với tôi, nó không còn ôm mặt kêu "Trời ơi" hoặc hất hàm hỏi "Cặp mắt mày để ở đâu vậy" như trước đây nữa.
Trước sự tiến bộ không ngừng của tôi, Phú ghẻ đã thôi trò quát tháo và đập bàn la hét lung tung. Nó đã đối xử với tôi "bình đẳng" hơn, như thể tôi chưa bao giờ bảo nó nhấc cùi chỏ lên cho tôi chép vội chép vàng bài làm của nó trong những kỳ kiểm tra ở lớp dạo nào.
Một hôm Phú ghẻ cười cười hỏi tôi:
- Sao, mày thấy tình hình có nhúc nhích được chút xíu nào không?
- Tiến bộ nhiều chứ! - Tôi hớn hở đáp - Bây giờ tao đã theo kịp chương trình ở lớp rồi!
Phú ghẻ nheo mắt:
- Tao không hỏi chuyện đó! Tao muốn biết chuyện tình cảm giữa mày với Cẩm Phô kìa!
Câu hỏi đột ngột của Phú ghẻ khiến tôi bất giác ngẩn người ra. Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi bối rối lắc đầu:
- Tao cũng không biết nữa!
Phú ghẻ ngạc nhiên:
- Chuyện của mày sao mày không biết?
Tôi nhăn nhó:
- Nhưng làm sao tao biết nó có "nhúc nhích" hay không?
Phú ghẻ có lẽ không tin lời tôi. Nó dò hỏi:
- Chứ mỗi lần gặp Cẩm Phô ở nhà chị nó, mày nói gì với nó?
- Tao nói "Bữa nay mình học bài gì hén?".
Câu trả lời thật thà của tôi làm Phú ghẻ nhăn mặt. Nó hừ giọng:
- Chuyện đó thì nói làm gì! Ngoài chuyện học tập, mày còn nói câu gì nữa không?
- Tao có nói gì nữa đâu!
- Mày nhớ kỹ lại đi! Chẳng hạn mày có nói với nó là mày nhớ nó ghê gớm không?
- Bậy! - Tôi đỏ mặt - Ai lại nói như vậy!
Phú ghẻ nhìn tôi bằng ánh mắt xoi mói:
- Chứ mày gặp nó mỗi tuần ba buổi để làm gì!
Tôi liếm môi:
- Thì để... học!
- Chỉ để học thôi hả?
Tôi gãi đầu:
- Chứ để làm gì nữa?
- Nhưng lúc đầu mày hẹn với Cẩm Phô đâu phải vì chuyện học! - Phú ghẻ vặn lại - Học chỉ là cái cớ thôi!
- Thì lúc đầu là như vậy, nhưng bây giờ thì khác! Bây giờ tao hẹn với nó chỉ để học chung với nhau thôi! - Tôi nói và không tin là Phú ghẻ hiểu được tâm trạng của tôi lúc này.
Quả vậy, Phú ghẻ nhìn tôi, mặt mày chưng hửng:
- Bộ mày thích như vậy thật hả?
Chính Phú ghẻ là đứa khích cho tôi học và cũng chính nó bỏ biết bao công sức và thời gian để giúp tôi có được trình độ như ngày nay, vậy mà bây giờ tôi nói tôi ham học, nó lại không tin.
Tôi mỉm cười:
- Ừ, tao thích như vậy!
Phú ghẻ chớp mắt:
- Bộ mày hết thích Cẩm Phô rồi hả?
- Đâu có!
Phú ghẻ càng thắc mắc:
- Vậy sao khi nãy mày bảo mày hẹn gặp nó là chỉ vì chuyện học?
Phú ghẻ đúng là chúa thộn. Nó chưa yêu bao giờ nên tôi nói gì nó cũng ù ù cạc cạc. Khi nào yêu nhiều như tôi họa may nó mới bớt lẩm cẩm. Tôi nhìn nó bằng ánh mắt thông cảm và lên giọng giảng giải:
- Mày ngốc quá! Tao thích học. Nhưng tao cũng thích cả Cẩm Phô. Nói chung là tao thích học với... Cẩm Phô, mày hiểu không? Chứ còn học chung với Liên móm thì chỉ có mày thích, tao đâu có thích!
Tôi chọc Phú ghẻ nhưng Phú ghẻ làm thinh. Mặt bâng khuâng ngơ ngác, nó chẳng buồn trả đũa, chỉ chép miệng xuýt xoa:
- Ngộ quá hén!
Kêu "ngộ" xong, Phú ghẻ bỏ về, không màng tra hỏi hoạnh họe về chuyện tình cảm riêng tư của tôi nữa. Chắc nó biết nó có hỏi đến già cũng chẳng thể nào hiểu được tâm trạng của một người đang... yêu.
Nhìn dáng đi lật đật của nó, tôi đoán nó chạy thẳng lại nhà Liên móm. Biết đâu nó chẳng nuôi ý định tán tỉnh con nhỏ miệng móm này để xem thử có phải vì yêu nhau mà con người ta thích học chung với nhau hay không!
Dĩ nhiên tôi không thể giải thích rành rẽ mọi điều với Phú ghẻ. Có những chuyện người ta cảm nhận dễ dàng nhưng lại diễn tả một cách khó khăn.
Tôi không thể biết được một cách chắc chắn vì sao tôi thích học chung với Cẩm Phô, vì sao tôi thích ngồi với nó ở nhà chị Cẩm Phiêu hơn là ngồi cạnh nhau trong quán bà Thường, mặc dù những buổi hẹn hò dưới chân cầu được bao bọc bởi một khung cảnh hữu tình hơn, ít dính dáng đến những con số khô khan và những công thức "chán chết được" của các môn đại số, hóa học và lượng giác hơn và nhất là cái cách "chĩa chĩa ngón tay" của thằng Cường vào tối hôm trước giúp cho cuộc gặp gỡ của tôi và Cẩm Phô giống với những cuộc hẹn hò bí mật và lãng mạn của các cặp tình nhân trong tiểu thuyết và trên phim ảnh hơn.
Tôi chửi Phú ghẻ là "đồ ngốc" nhưng thực ra tôi không tự cắt nghĩa được những thay đổi trong lòng mình. Tôi chỉ biết, ngồi trong quán bà Thường và hỏi Cẩm Phô "Lúc nãy đi đường nắng không?" chẳng còn hấp dẫn tôi bằng việc ngồi bên cạnh nó và tìm cách giảng cho nó hiểu làm thế nào để có thể vẽ đồ thị y=sinx bằng phương pháp hình học.
Trong rất nhiều ngày, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về điều này. Tôi chẳng biết hỏi ai và không có ai để hỏi. Thằng Cường và Phú ghẻ thân thì thân thật nhưng với những chuyện như thế này, tụi nó còn ấm ớ hơn tôi gấp một tỉ lần.
Rốt cuộc, loay hoay một mình đâm chán, tôi không buồn đi lang thang trong thế giới nội tâm và tìm cách khám phá những bí ẩn của nó nữa. Tôi tự hài lòng với những gì mà mình cảm nhận, rằng khi học chung với nhau, nghĩa là khi cùng "hợp tác" với nhau để hướng về một mục đích nào đó trong cuộc sống, dường như mối quan hệ giữa con người ta bỗng trở nên gần gũi hơn và tự nhiên hơn. Và như vậy tôi còn mong muốn gì hơn nữa?
Dĩ nhiên tôi chẳng mong muốn gì hơn! Nhưng cuộc đời lại không thiếu những điều trái khoáy. Có những chuyện mình chẳng hề mong muốn lại cứ xồng xộc nhảy bổ vào cuộc đời mình.
Hôm tôi với Cẩm Phô ngồi ôn lại mấy bài ca dao đã học, đúng vào lúc tôi đang hí hửng ngoác mồm tụng ra rả:
- Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau...
Thì tôi bỗng nghe có tiếng hắng giọng ngoài cửa phòng. Đinh ninh đó là anh rể của Cẩm Phô - mà anh rể nó rất quý tôi - tôi cứ tỉnh bơ tụng đi tụng lại câu ca dao "hết ý" trên và tất nhiên trong khi tụng tôi không quên đưa mắt liếc trộm Cẩm Phô xem nó có hiểu cái tâm sự mà tôi gửi gắm trong câu ca dao đó không.
Nhưng tôi chưa kịp nhận ra phản ứng của Cẩm Phô thì đã nhận được phản ứng của người đứng ngoài cửa phòng. Lần này, kèm theo tiếng hắng giọng là tiếng chân bước lịch kịch mỗi lúc một gần.
Tôi ngoảnh cổ lại và chưa kịp trông thấy mặt người vừa xuất hiện, chỉ mới trông thấy hai cẳng chân thôi, lưng tôi đã nổi đầy gai ốc.
Tôi vội chớp mắt hai, ba cái và lạnh cả người khi biết rằng mình không lầm. Đứng bên cạnh tôi chính là cặp giò cao lêu nghêu tôi đã từng trông thấy một lần khi đột nhập vào tiệm thuốc tây Hồng Phát trưa hôm nào.
Không dám liếc thêm một giây nào về phía "vị thần giữ cửa" khét tiếng trong thị trấn, tôi hấp tấp quay mặt lại và chúi mũi vào cuốn tập trên bàn. Tư thế của tôi lúc đó chẳng khác gì một con đà điểu đang cố rúc đầu vào cát hòng tránh mặt "kẻ thù".
Trong khi chờ đợi sấm sét giáng xuống đầu, tôi không ngớt rủa thầm mình tơi bời. Tục ngữ ca dao trong tập thiếu gì câu tôi không đọc lại lựa đúng cái câu "lăng nhăng" nhất rống lên cho ba Cẩm Phô nghe thấy, thật ngu ơi là ngu!
Nếu lúc đó tôi ê a câu "Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!", biết đâu ba Cẩm Phô thấy tôi nhắc nhở nó về bổn phận làm con, ông xúc động mà tha thứ cho tôi về cái tội ngồi sát rạt Cẩm Phô cũng nên.
Nhưng sự thông minh muộn màng đó chẳng giúp ích được gì cho tôi trong lúc này. Tôi nhắm mắt lại, nghe mồ hôi chảy ròng ròng trên trán và chờ một cái chân ghế nện vô đầu.
Tôi chờ hoài, chờ hoài một tiếng "cốp" để ngã lăn ra nhưng chẳng thấy động tĩnh gì. Hay là ba Cẩm Phô tưởng tôi ngất xỉu nên đã bỏ đi rồi? Tôi hớn hở nhủ bụng và len lén quay đầu lại. Nhưng tôi điếng hồn nhận ra đôi chân lêu nghêu kia vẫn đứng nguyên chỗ cũ, đầy đe dọa. Dường như từ lúc tôi cắm đầu vô tập, nó cũng cắm luôn xuống sàn nhà, không thèm nhúc nhích một li.
Tuy nhiên, lần này tôi chưa kịp ngoảnh mặt đi chỗ khác, đôi chân kia đã động đậy và sát bên tai tôi một giọng nói ồm ồm đột ngột vang lên:
- Các con tiếp tục học đi chứ!
Mặc dù câu nói được thốt ra bằng giọng điệu chậm rãi, từ tốn và với một ý nghĩa khuyến khích rõ rệt, tai tôi vẫn ù đi và trái tim không ngừng nhảy lô tô trong ngực.
Chỉ đến khi ba Cẩm Phô phát hiện ra sự có mặt của ông khiến bầu không khí trong phòng đột nhiên căng thẳng và ông vội vàng lui bước, lúc đó tôi mới hoàn hồn và đưa mắt nhìn về phía Cẩm Phô, miệng nở một nụ cười gượng gạo.
Vẻ mặt thất thần giống như người vừa chết đi sống lại của tôi khiến Cẩm Phô phì cười:
- Anh làm gì mà hồn vía lên mây vậy?
Tôi dường như không nghe thấy câu hỏi của Cẩm Phô. Tôi không trả lời nó, mà buột miệng theo ý nghĩ trong đầu:
- Hên thật hên!
- Gì mà hên?
- Vậy mà không hên! Tôi tưởng lúc nãy mình bị xé tét làm hai mảnh rồi chứ!
Tôi đáp và thở phào như thể vừa nhảy tránh được một viên đạn... đại bác.
Cẩm Phô lườm tôi:
- Làm gì mà tét? Bộ anh tưởng ba Cẩm Phô không biết Cẩm Phô và anh học chung với nhau ở đây hả?
- Cái gì? - Tôi sửng sốt - Làm sao ba Cẩm Phô biết được?
Cẩm Phô nhún vai:
- Cẩm Phô không rõ. Nhưng mà ba biết.
Trong một thoáng, tôi sực nhớ câu tục ngữ vừa học "Một miệng thì kín, chín miệng thì hở". Chuyện tôi và Cẩm Phô "hẹn hò" với nhau ở nhà chị Cẩm Phiêu có một tỉ người biết, ba Cẩm Phô còn sống sờ sờ ra đó lẽ nào ông lại không hay! Nếu không phải thằng Phú ghẻ thì thằng Cường, không phải thằng Cường thì thằng Luyện, không phải thằng Luyện thì vợ chồng chị Cẩm Phiêu, đằng nào cũng có người vô tình buột miệng hở ra.
Tôi nhìn Cẩm Phô, giọng thấp thỏm:
- Ba Cẩm Phô có nói gì không?
- Có.
Tôi xanh mặt:
- Ba Cẩm Phô nói sao?
Cẩm Phô cười:
- Ba nói ráng mà học, đừng để lưu ban như năm ngoái!
Tôi há hốc mồm và có cảm giác một con ruồi vừa chui tọt vào trong đó.





Chương 17




T ôi đã không phụ lòng "trông cậy" âm thầm của ba Cẩm Phô. Thi học kỳ một năm đó, Cẩm Phô đạt loại giỏi, phá vỡ cái thông lệ cầm đèn đỏ xưa nay.
Đệ tử giỏi, sư phụ đương nhiên phải giỏi hơn. Lần đầu tiên tôi trở thành học sinh xuất sắc - xuất sắc thứ thiệt, có ghi học bạ đàng hoàng chứ không phải xuất sắc theo đoán mò của Liên móm. Lần đầu tiên tôi đứng ngang hàng với Phú ghẻ và xếp trên Minh sún hai bậc, điều mà bốn năm ở trường cấp hai Trần Quốc Toản tôi không bao giờ dám nghĩ tới.
Tụi bạn trong lớp không đứa nào ngạc nhiên về thành tích của tôi bởi vì điều này đã được báo hiệu bằng sự tiến bộ không ngừng của tôi trong mấy tháng gần đây.
Chỉ có mẹ tôi là cuống quýt. Bà tức tốc chạy xuống nhà nội tôi và đi thăm khắp các cô dì chú bác để khoe kết quả học tập của tôi khiến tôi mắc cỡ hết dám ló mặt đi đâu.
Ở một ngôi trường có truyền thống dạy giỏi như trường Trần Cao Vân, số học sinh đạt tiêu chuẩn xuất sắc chiếm hơn phân nửa trường, đông lúc nhúc như cá nuôi trong hồ, lấy rổ vớt cả ngày cũng không hết. Chuyện tôi đạt danh hiệu xuất sắc trong kỳ thi đối với hầu hết học sinh Trần Cao Vân chẳng là "cái đinh gỉ" gì nhưng mẹ tôi lại xem như là chuyện tày đình. Nếu nhà ngoại tôi ở gần, chắc mẹ tôi sẵn sàng qua dắt mấy con bò về mổ thịt khao cả thị trấn chứ chẳng chơi.
Ba tôi biểu lộ niềm vui theo cách khác. Ông điềm tĩnh hơn, theo phong cách "hắc ám" của ông trước nay. Đặt bàn tay to bè, cứng cáp lên vai tôi, ông trầm giọng:
- Nói mẹ mày đưa tiền may thêm hai cái quần mà mặc!
Lời phán của ba tôi khiến tôi mừng rơn. Nhỏ Châu nháy mắt với tôi:
- Sướng hén!
- Sướng gì mà sướng! - Tôi làm bộ vờ vịt.
- Được chia tay mà không sướng? - Giọng nhỏ Châu tinh quái.
Tôi ngạc nhiên:
- Chia tay cái gì?
- Thì chia tay với mấy cái... tam giác Béc-mu-đa của anh chứ chia tay cái gì!
- Tao cốc cho mày một cái bây giờ!
Vừa nói tôi vừa chồm người tới khiến nhỏ Châu ôm đầu lủi mất.
Nhưng mặc dù được ba tôi hứa hẹn cái khoản "quần mới" rất hấp dẫn kia, niềm vui của tôi vẫn không hoàn toàn trọn vẹn. Tôi biết gia đình tôi dạo này đang túng bẩn, việc chi tiêu hàng ngày rất dè sẻn. Xúc động trước kết quả học tập đột biến của tôi, ba tôi hào phóng hứa thưởng tôi hai cái quần mới, nhưng tôi biết để thực hiện lời hứa ngẫu hứng đó, ông buộc phải giảm những khoản mua sắm cần thiết khác trong nhà và rất có thể Tết này nhỏ Châu sẽ không có được bộ quần áo mới mà nó hằng mơ ước.
Từ ngày đó, tôi dành nhiều thì giờ hơn cho việc chăm sóc vườn hoa. Mới thi học kỳ xong, tâm trí còn thư thả, chỉ trừ những lúc phải ôm tập tới nhà chị Cẩm Phiêu, còn chiều nào tôi cũng ở lì ngoài vườn bón phân, tỉa lá, bắt sâu. Tết này tôi sẽ gửi hoa ra chợ bán. Tiền kiếm được tôi sẽ dẫn nhỏ Châu đi may đồ mới. Như năm ngoái tôi đã từng sắm cho nó bút thước, sách vở, cặp xách.
Tôi không nói điều đó cho nhỏ Châu biết. Tôi muốn đem lại cho nó một niềm vui bất ngờ. Hẳn lúc đó nó sẽ trố mắt ra vì ngạc nhiên và vì sung sướng. Hẳn tôi sẽ có dịp nhìn thấy nó rưng rưng nước mắt vì xúc động khi nhận ra tôi là một ông anh tốt bụng nhất trên đời, mặc dù thỉnh thoảng tôi vẫn "cốc" nó những cú muốn trọc đầu.
Tôi không chỉ may đồ cho nhỏ Châu. Tôi còn định may đồ cho cả nhỏ Thảo nữa. Nhà nhỏ Thảo còn nghèo hơn cả nhà tôi. Quanh năm suốt tháng nó chỉ mặc tới mặc lui hai bộ đồ đã cũ sờn. Ngay cả chiếc áo mặc đi học cũng không còn trắng nữa. Nó đã ngả màu cháo lòng từ lâu. Tội nó ghê!
Nghe tôi nói tôi sẽ may cho nó một bộ quần áo vào Tết này, nhỏ Thảo sáng mắt lên:
- Anh nói thật hén?
Tôi nheo mắt:
- Chứ hồi trước đến giờ anh có nói dóc với em lần nào đâu!
Nhỏ Thảo mừng lắm. Nó toét miệng ra cười. Nhưng rồi không hiểu nghĩ sao, nó bỗng cụp mắt xuống:
- Không được đâu anh Chuẩn ơi!
- Sao lại không được?
Nhỏ Thảo lúc lắc đầu:
- Kỳ lắm!
- Có gì đâu mà kỳ?
- Vậy mà không kỳ? Tự dưng anh lại may đồ cho em! - Khi nói câu này, nhỏ Thảo đột nhiên đỏ mặt và quay đầu ngó lơ chỗ khác.
Thái độ khác lạ của nó khiến tôi bất giác đâm ra bối rối. Trong một thoáng, tôi chợt nhận ra cô bé đang đứng trước mặt tôi hôm nay trông chẳng giống chút xíu gì với con bé con tôi từng biết trước đây. Không biết tự lúc nào, đôi má nó bỗng trở nên hồng hơn, cặp mắt long lanh hơn, còn mái tóc thì dài ra và đen mướt, trông nó giống hệt một thiếu nữ. Tết này nó mới mười lăm tuổi mà sao nó lớn phổng lên như thế không biết! Tôi nhủ bụng và tặc lưỡi trấn an nó:
- Sao lại tự dưng? Ngày nào em cũng qua đây phụ anh tưới cây, nhổ cỏ. Nhờ vậy mà vườn hoa mới tươi tốt. Bây giờ, anh kiếm được tiền nhờ bán hoa, anh phải... đền ơn cho em chứ!
Nghe vậy, mặt nhỏ Thảo tươi tươi lên được một chút. Nhưng rồi nó lại lắc đầu:
- Không được đâu! Mẹ em la chết!
Tôi cười:
- Em đừng lo! Để anh nhờ mẹ anh qua nói chuyện với mẹ em!
Nói xong, tôi bỗng nghe nóng ran cả mặt mày vì câu buột miệng của mình. Nghe cứ y như là chuyện hỏi vợ hỏi chồng! Nhưng nhỏ Thảo không để ý đến điều đó. Nó cầm tay tôi lắc lắc:
- Anh nói thật hén?
Cái con nhỏ này, nó cứ làm như tôi là chuyên gia nói dối không bằng! Tôi hừ giọng:
- Chứ chẳng lẽ anh gạt em?
Thấy tôi nổi quạu, nhỏ Thảo không dám hỏi tới hỏi lui nữa. Nó rụt cổ lại và lật đật xách thùng chạy đi múc nước.
Suốt buổi chiều hôm đó, tôi và nhỏ Thảo thay nhau tắm táp cho lũ hoa trong vườn. Gần đến Tết, gần đến mùa hoa xuân, sự chăm sóc ắt nhiên phải kỹ lưỡng hơn. Tưới nước xong, chúng tôi bò mọp người xới từng gốc cây và thi nhau săm soi tìm bọn sâu trong từng kẽ lá.
Chuyện nhỏ Thảo chiều chiều qua phụ tôi làm vườn là chuyện xưa như trái đất. Nhưng hôm nay có một điều khác xa với hàng trăm buổi chiều trước đó: suốt mấy tiếng đồng hồ bên nhau tôi không một lần chạm tay vào người nhỏ Thảo.
Chỉ mới hôm qua, tôi còn cốc đầu nó hoặc bẹo má nó thoải mái, vậy mà từ lúc phát hiện nhỏ Thảo không còn "nhỏ" nữa, tôi lại đâm ra mất hẳn tự nhiên.
Nhỏ Châu cũng bằng tuổi nhỏ Thảo, và bây giờ nhớ lại, tôi sực nhận ra nhỏ Châu cũng phổng phao lên tự bao giờ. Nhưng, dù vậy trong mắt tôi, nhỏ Châu luôn luôn là một đứa nhóc tì.
Nhỏ Thảo lại khác. Trước đây tôi vẫn coi nó như em gái tôi và không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày tôi xét lại điều đó. Nhưng hôm nay, thấy nó bỗng nhiên mắc cỡ, tôi liền... mắc cỡ theo. Từ lúc đó, mỗi khi nói chuyện, tôi không còn đủ bình thản nhìn lâu vào mắt nó như những ngày xa xưa, dẫu thật lòng tôi cũng chẳng rõ tại sao.
Nhỏ Thảo dĩ nhiên không hình dung được những rối rắm trong lòng tôi. Vì vậy lúc ra về, như thói quen, nó hỏi xin tôi một nhánh hồng.
Tôi phân vân một thoáng rồi lẳng lặng ngắt một bông cẩm chướng đưa cho nó.
- Em xin hoa hồng kia! - Nhỏ Thảo vùng vằng.
Tôi cười:
- Hoa này cũng màu hồng vậy!
- Nhưng em không thích hoa cẩm chướng!
Tôi lại ngắt một nhánh hoa đồng tiền chìa ra:
- Vậy thì bù cho em thêm một nhánh này!
Biết tôi từ chối và bàng hoàng về sự từ chối bất ngờ đó, nhỏ Thảo thoáng nhìn sững tôi rồi chớp chớp cặp mắt đã ngân ngấn nước, nó cầm hai nhánh hoa bất đắc dĩ kia lủi thủi ra về.
Nhưng nhỏ Thảo không đem hoa về nhà. Đi ngang qua cánh cổng rào, nó đứng lại và kiễng chân cắm hai nhánh cẩm chướng và đồng tiền lên sợi kẽm quấn ngang đầu trụ sắt rồi quay mình bỏ chạy.
Tôi chứng kiến từ đầu đến cuối hành động bướng bỉnh đột ngột của nhỏ Thảo. Nhưng tôi không giận nó. Tôi biết nó buồn lắm. Và tôi nữa, tôi cũng buồn.
Hồi tôi mới chơi hoa, nhỏ Thảo thường tò tò theo tôi hỏi xin hoa hồng đem về nhà cắm chơi. Trong vườn nhà tôi trồng đủ thứ hoa nhưng không hiểu sao nó chỉ thích mỗi hoa hồng. Nhưng lúc đó tôi nhất quyết không cho. Tôi chỉ hái cho nó các loại hoa khác. Bởi tôi nghĩ hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, ai lại đem tặng một đứa lóc :Dc như nó. Nhưng nó cứ theo gạ gẫm mãi, rốt cuộc tôi đành xiêu lòng. Hơn nữa, những lúc hái hoa hồng tặng nó, thật lòng tôi chỉ coi nó như em nên chẳng thấy áy náy ngượng ngập gì.
Nhưng hôm nay tất cả đều đã thay đổi. Nhỏ Thảo không còn là con nhãi hỉ mũi chưa sạch như trước đây nữa. Và tôi, tôi cũng không còn là ông anh oai phong và hồn nhiên như dạo nào. Tôi đã cảm thấy lúng túng mỗi khi tay tôi tình cờ đụng vào tay nó và điều đó khiến tôi khổ sở vô cùng. Vì những lẽ đó mà tôi nhất định không chiều theo ý thích của nhỏ Thảo nữa. Hoa hồng của tôi, tôi chỉ dành tặng cho "chị hai nhỏ Châu", mặc dù cho đến nay tôi vẫn chưa hái cho Cẩm Phô một đóa hoa nào. Còn nhỏ Thảo, nó khóc thì tôi đành chịu, nó giận dỗi không thèm lấy hoa tôi tặng, tôi cũng chỉ ngồi bệt xuống đất thẫn thờ đưa mắt ngó theo chứ biết làm sao! Tại nó hết chứ bộ! Ai bảo nó mau lớn làm chi!
Tôi tưởng sau chuyện đó nhỏ Thảo sẽ giận tôi lâu lắm, có khi nó nghỉ chơi tôi ra nữa không chừng. Nhưng chiều hôm sau, tôi vừa xách thùng tưới ra vườn đã thấy nó tí tởn chạy qua, miệng liến thoắng:
- Để em đi múc nước giùm anh cho!
Sự xuất hiện của nhỏ Thảo khiến tôi mừng rơn. Tôi càng yên tâm hơn khi suốt ngày hôm đó và cả những ngày sau nữa, nó chẳng hề nhắc gì đến chuyện tôi không thèm tặng hoa hồng cho nó. Nó cứ thản nhiên tỉa lá, bắt sâu. Lúc ra về, nó cũng chẳng mở miệng xin hoa xin cỏ. Nó biết điều ghê!
Nhờ tôi và nhỏ Thảo tích cực trông nom, chăm bón, vườn hoa mỗi ngày một tốt tươi. Giáp Tết, hoa e ấp nở. Những cánh hoa he hé thẹn thùng như những cô dâu mới. Lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, đồng tiền và các loại hoa hồng hoa cúc dù chưa bung hết cánh đã nhuộm vàng rực cả khu vườn và dẫn dụ lũ bướm tới lui nườm nượp.
Chiều hăm lăm Tết, tôi đang ngồi lui cui xới đất, bỗng nghe tiếng ai như tiếng Liên móm léo nhéo ngoài bờ rào:
- Ông Béc-mu-đa ới ời!
Mấy hôm nay tôi mặc quần mới, những chiếc "Bermuda" đã được mẹ tôi đem cất vào rương, nên tôi chẳng ngán ai chọc ghẹo nữa. Tôi chỉ ngạc nhiên không hiểu con nhỏ miệng móm kia mắc chứng gì mà lại đột ngột mò đến nhà tôi vào lúc này.
Tôi ngoảnh cổ nhìn ra và càng sửng sốt hơn nữa khi thấy không chỉ Liên móm mà còn có một lô một lốc những đứa khác đang đứng lố nhố trước cổng. Cường, Luyện, Phú ghẻ, Cẩm Phô, Thùy Dương, không thiếu một cái mặt mẹt nào.
Tôi vứt chiếc que trên cỏ, ba chân bốn cẳng chạy ùa ra, trong lòng vừa ngạc nhiên sung sướng vừa thấp thỏm lo âu.
Ba tôi trước nay chúa ghét tôi bạn bè đàn đúm. Ngoại trừ Phú ghẻ, bất cứ đứa bạn xấu số nào lỡ "lạc bước" đến nhà tôi đều từng được chứng kiến vẻ mặt quạu quọ và những tiếng gầm gừ cứ chốc chốc lại phát ra từ cổ họng của ông. Tính nết kỳ quặc của ba tôi Cường và Phú ghẻ đều biết, không phải tự nhiên mà tụi bạn hồi cấp hai của tôi đặt cho ông cái biệt danh không mấy mỹ miều là "ông già hắc ám". Vậy mà không hiểu sao bữa nay hai thằng quỷ sứ này lại nổi hứng kéo bè kéo lũ xộc đến nhà tôi, trong đó lại có đến những ba mống thuộc diện "cực kỳ độc hại" là Liên móm, Thùy Dương và Cẩm Phô nữa mới đáng hãi chứ! Cũng may là giờ này ba tôi đi vắng. Nếu ông ở nhà và tận mắt nhìn thấy cái cảnh bạn bè kéo tới hè nhau "làm hư" tôi, chẳng biết ông sẽ đối phó bằng những "chiêu thức" gì!
Tôi vừa mở cổng, Cường đã hỏi ngay:
- Ba mày có nhà không?
Tôi không đáp, mà lườm nó:
- Sợ sao mày còn tới?
Cường gãi đầu:
- Nhưng tao lại sợ... Thùy Dương hơn! Ba cô nàng này cứ nằng nặc bắt tao và Phú ghẻ dẫn tới "tham quan" vườn hoa xuân của mày!
Liên móm đứng trước quay lại "hứ" một tiếng:
- Tụi này dư sức đi một mình chứ không thèm bắt buộc ai hết à nghen! Chỉ có ông cứ lẽo đẽo xin theo Thùy Dương thì có!
Phú ghẻ đẩy lưng Cường:
- Thôi, vào đi! Khi nãy mày nấp bên kia đường thấy ba thằng Cường chạy xe ra khỏi nhà rồi mà còn làm bộ hỏi!
Câu nói huỵch toẹt của Phú ghẻ khiến tôi sượng đỏ cả mặt. Tôi liếc Cẩm Phô, môi nở một nụ cười gượng gạo:
- Các bạn cứ vào chơi tự nhiên đi, đừng thèm nghe lời nói bậy của hai tên giặc đó! Thấy mấy bạn tới chơi, ba mẹ tôi... vui lắm!
Tôi nói vừa dứt câu, thằng Cường đột ngột ôm bụng và ngồi thụp xuống, làm như mặt đất dưới chân nó đang chấn động cỡ 7 độ rích-te vậy.
Phú ghẻ thì quay mặt đi chỗ khác giả vờ ho để cố nén một tràng cười sặc sụa.
Trong bọn chỉ có thằng Luyện đi lững thững phía sau là trông thấy hành vi kỳ quặc của hai thằng quỷ này nhưng nó không nói gì, chỉ tủm tỉm cười. Còn ba đứa con gái thì đang ríu rít chỉ trỏ về phía cuối vườn nơi những cánh hoa óng ả đang lung linh khoe sắc.
Thùy Dương xuýt xoa:
- Ôi, đẹp quá!
Thằng Cường ở đâu phía sau trờ tới:
- Bữa trước Thùy Dương bảo tôi xấu như ma lem sao bữa nay lại bỗng dưng khen đẹp?
- Xí! - Thùy Dương bĩu môi - Ai mà thèm khen Cường! Người ta khen vườn hoa chứ bộ!
Liên móm nhún vai, ca cẩm:
- Có cái trại hoa vàng xinh xắn như thế này mà chẳng bao giờ thấy ông Chuẩn rủ bọn mình tới chơi. Cũng chẳng thèm tặng cho bọn mình lấy một cành hoa làm thuốc. Tệ ơi là tệ!
Tôi cười cầu tài:
- Lát nữa các bạn về, tôi sẽ tặng cho mỗi người một cành.
Liên móm trừng mắt:
- Mỗi người chỉ có một cành thôi hả? Đúng là đồ keo kiệt! Mai mốt con Cẩm Phô về làm chủ ở đây tôi sẽ xúi nó...
Đang thao thao bất tuyệt, Liên móm bỗng kêu "oái" một tiếng và quay lại phía sau nạt Cẩm Phô:
- Làm gì mà mày ngắt đau thí mồ vậy! Bộ tao nói vậy không đúng với tâm sự của mày sao?
Đúng vào lúc cả tôi lẫn Cẩm Phô đang dở khóc dở cười trước sự trêu chọc độc địa của Liên móm thì "cứu tinh" bỗng kịp thời xuất hiện. Nhỏ Châu ở đâu trong nhà cắm cúi chạy ra, chợt thấy nguyên một đám lố nhố ngoài vườn, nó liền đứng sững lại, mặt mày ngơ ngác như từ trên cung trăng rớt xuống. Có lẽ kể từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay nó chưa từng trông thấy một hiện tượng lạ như vậy bao giờ. Bạn bè của tôi trước nay nó chỉ toàn nghe tôi kể. Thường xuyên lui tới chỉ có mỗi Phú ghẻ và Cường. Những đứa khác bạo lắm cũng chỉ dám đứng lấp ló ngoài bờ rào hú hú, huýt huýt. Bữa nay đùng mọt cái, cả một lô một lốc vừa nam vừa nữ hiên ngang ùa vào vườn hò hét ầm ĩ, chẳng coi "ông già hắc ám" ở cái nhà này ra kí-lô nào cả, bảo nó không há hốc mồm ra sao được!
Nhưng đang choáng váng trước miếng đòn ác hiểm của Liên móm, tôi chẳng còn lòng dạ nào để ý đến vẻ mặt ngỡ ngàng của nhỏ Châu. Thấy nó thình lình xuất hiện, tôi mừng rơn, vội ngoắc lia:
- Lại đây Châu! Lại đây anh giới thiệu bạn anh cho em nè!
Tự dưng thấy tôi đổi giọng từ "mày tao" sang "anh em" ngọt xớt, miệng mồm nhỏ Châu càng há hốc hơn nữa. Nhưng nó vẫn từ từ bước về phía tôi.
- Đây là anh Luyện, học chung lớp với anh Cường bên Huỳnh Thúc Kháng! - Tôi chỉ tay vào từng người một - Đây là chị Liên học chung trường với anh! Đây là chị Thùy Dương, cùng lớp với chị Liên! Còn đây là chị Cẩm Phô...
Tôi giới thiệu tới đâu, nhỏ Châu gật đầu chào tới đó. Dáng điệu ngoan ngoãn, lễ phép của nó khiến tôi khoái chí ngầm trong bụng. Mặt tôi nhơn nhơn, ra vẻ ta đây là một ông anh biết dạy em lắm lắm. Nhưng đến khi tôi thốt ra hai chữ "Cẩm Phô", nhỏ Châu bỗng trợn tròn mắt "á" lên một tiếng và không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào nó lại buột miệng hỏi một câu ngô nghê hết sức:
- Chị hai đây hả?
Thắc mắc không đúng lúc của nó làm tôi nóng ran cả mặt mày. Tôi tính quát lên "Chị hai cái đầu mày!" nhưng không sao mở miệng nổi. Những tiếng cười hí hí như chuột rúc vang lên chung quanh khiến tay chân tôi xụi lơ như chết rồi. Nhỏ Châu cũng kịp nhận ra sự hớ hênh của mình, vội đưa tay lên bụm miệng. Nhưng bây giờ có lấy cả tấn hắc-ín trám lấy cái mồm lanh chanh của nó cũng chẳng cứu vãn được gì.
Phú ghẻ đưa hai tay lên trời:
- Đúng là anh nào em nấy!
Cường bất lịch sự hơn. Nó cười hô hố:
- Ông anh "đầu độc" cô em
Tự nhiên vơ lấy người quen vào mình!
Câu vè ngẫu hứng của Cường khiến người tôi muốn đông lại thành đá.
Vẻ mặt khó coi của tôi không làm Liên móm động tâm. Nó quay sang Cẩm Phô nói oang oang:
- Thấy chưa! Tao đã nói trước sau gì mày cũng trở thành bà chủ ở đây mà mày không tin! Bây giờ em gái mày xác nhận rồi kia kìa!
Cẩm Phô vốn bạo dạn, lém lỉnh hơn tôi. Trước nay tha hồ cho Liên móm chọc ghẹo, nó cứ phớt tỉnh, thậm chí còn nhe răng cười... đồng tình. Vậy mà bữa nay mặt nó sượng trân. Có lẽ sự có mặt bất ngờ của nhỏ Châu làm nó luống cuống.
Thái độ của Cẩm Phô càng khiến tôi lo ngay ngáy. Nhỡ thẹn quá hóa giận, mai mốt nó không thèm nhìn mặt tôi nữa thì khốn. Càng nghĩ tôi càng rủa thầm nhỏ Châu không tiếc lời. Lúc nãy thấy nó ló mặt ra, tôi mừng như bắt được vàng. Tôi cứ đinh ninh sự xuất hiện của nó sẽ "giải vây" cho tôi, nào ngờ nó lại làm cho mọi chuyện rối beng thêm.
Nhưng cũng may nhỏ Châu không phải là thân nhân duy nhất của tôi. Ngoài nhỏ Châu, tôi còn có mẹ.
Mẹ tôi chắc đang bán nước giải khát cho khách, kêu khản giọng không thấy nhỏ Châu đập đá, liền chạy ra vườn tìm.
Bất thình lình đụng đầu nguyên một đám lủ khủ đang túm tụm sau nhà, thoạt đầu mẹ tôi hơi ngạc nhiên, nhưng rồi mẹ nhanh :Dng lấy lại vẻ tươi cười thường ngày và bước lại niềm nở:
- Các cháu đến chơi hả?
Cả sáu cái miệng cùng "dạ" một lúc, nghe muốn điếc con ráy.
Trong sáu đứa, mẹ tôi chỉ biết có Cường và Phú ghẻ. Tôi một lần nữa lại phải ngoác mồm ra giới thiệu bốn đứa kia.
Khi nghe đến tên Cẩm Phô, mẹ tôi không giật bắn người lên như nhỏ Châu, cũng không hỏi "chị hai nhỏ Châu đó hả?". Nhưng ánh mắt mẹ dừng lại trên gương mặt Cẩm Phô hơi lâu và đôi môi mẹ dường như thoáng điểm một nụ cười... bí ẩn.
Nhìn nét mặt của mẹ, tôi không khỏi chột dạ. Chắc chắn con quỷ Châu đã thóc mách gì với mẹ nên mẹ mới có những biểu hiện lạ lùng như thế. Cẩm Phô hình như cũng có những cảm giác giống như tôi nên tôi thấy nó e lệ cúi gầm mặt xuống.
Nhưng mẹ tôi không muốn làm cho tôi bối rối lâu hơn. Sau khi xuất hiện "giải vây" cho tôi xong, mẹ vui vẻ nói:
- Thôi, các cháu cứ ở chơi tự nhiên nghen! Bác phải vào bán hàng!
Sáu cái miệng lại đồng loạt "dạ" rân.
Nhỏ Châu theo mẹ tôi vô nhà một hồi, lại thấy nó đi ra. Lần này trên tay nó là một cái khay bày bảy ly nước ngọt. Không để ai kịp hỏi, nó cười hì hì:
- Mẹ bảo đem ra cho các anh chị uống!
Liên móm nháy mắt với tôi:
- Mẹ ông Chuẩn dễ thương ghê hén! - Rồi nó tặc lưỡi "đế" thêm - Con Cẩm Phô thật tốt phước!
Cẩm Phô thò tay ra chưa kịp ngắt thì Liên móm đã nhảy ra xa, trợn mắt:
- Cái con này! Bộ mày tưởng móng tay mày không có độc hả?
Trong khi đó, Cường quay sang Thùy Dương, cười nhăn nhở:
- Mẹ tôi dễ thương không thua gì mẹ tên Chuẩn này đâu nghen!
Thùy Dương nguýt Cường một cái dài:
- Mẹ Cường dễ thương mà sao sinh ra một ông con dễ ghét dữ vậy?
Cú phản kích của Thùy Dương làm Cường nhảy dựng. Nó la rầm:
- Trời ơi, Thùy Dương có nói lộn không đó! Hôm trước Thùy Dương nói khác, sao hôm nay lại...
Cường chưa nói dứt câu đã đột ngột nín bặt khiến tụi tôi ngoảnh lại dòm nó và theo ánh mắt của nó, cả bọn nhất loạt quay mặt nhìn vào trong nhà. Trong một thoáng, tim tôi như bị ai bóp nghẹt. Không biết tự bao giờ, ba tôi đang đứng lù lù tại hiên sau, câm nín trông ra.







Chương 18




T hế ra, ngoài mẹ, tôi còn có ba.
Khi nãy mừng quýnh vì sự can thiệp đúng lúc của mẹ, tôi quên bẵng đi mất là mẹ tôi không thể một mình sinh ra tôi và nhỏ Châu được. Còn có ba tôi nữa.
Hơn nữa, từ lúc tụi bạn kéo vào vườn đùa giỡn rần rần đến giờ, không có ai rầy la hay trách mắng, tôi tưởng như thế giới này trước nay vẫn vậy, rằng tụi tôi có thể tha hồ hò hét mà không phải nơm nớp về bất cứ chuyện gì.
Bây giờ, thình lình ba tôi trở về. Bằng ánh mắt lặng lẽ và dáng đứng bất động, ông kéo tôi, và cả các bạn tôi, quay về với thực tại... phũ phàng.
Thằng Cường đang hoa chân múa tay đột nhiên đứng sững như trời trồng. Đang bô bô, quai hàm của nó bỗng cứng đơ, miệng á khẩu.
Phú ghẻ mặt xám xịt, liếc tôi:
- Phen này chắc chết, mày ơi!
Liên móm chưa rõ "uy phong" của ba tôi. Tuy nhiên, thấy không khí chung quanh có vẻ khác lạ, nó không dám ngoác mồm ra oang oang như lúc nãy, mà bước lại gần tôi, thấp giọng hỏi:
- Ba Chuẩn đó hả?
Tôi khẽ gật đầu và "ừ" qua hơi thở.
Liên móm liếc trộm vào trong nhà một cái nữa rồi lại hỏi:
- Sao ba Chuẩn đứng im không nói gì hết vậy?
Lần này, tôi không trả lời. Đúng ra tôi không biết phải trả lời thế nào. Chẳng lẽ tôi lại nói thẳng ra với nó sở dĩ ba tôi trông lừ lừ như vậy chính là vì ông đang suy nghĩ xem nên chôn sống tôi xuống đất hay nên treo cổ tôi lên xà nhà và giữa hai cách thì cách nào xứng đáng với tội trạng của tôi hơn.
Đứng thập thò sau lưng Liên móm là Cẩm Phô và Thùy Dương. Hai đứa đang hồi hộp theo dõi nét mặt của tôi như để đoán xem chuyện gì sắp sửa xảy ra. Chúng có vẻ ngạc nhiên tại sao lúc nãy tôi hùng hồn tuyên bố "thấy mấy bạn tới chơi, ba mẹ tôi vui lắm" mà bây giờ trông ba tôi chẳng có vẻ gì "vui lắm" như tôi vừa "quảng cáo"; ngược lại thái độ lầm lì của ông còn toát ra vẻ đe dọa trông phát ớn như thế. Phía sau Cẩm Phô và Thùy Dương là Luyện. Nó đứng tách hẳn ra, tay vò vò chiếc lá khô vừa nhặt, làm bộ như ta đây chẳng liên quan gì với cái đám lâu la dám tự tiện đột nhập vô vùng cấm địa thiêng liêng này.
Tôi đảo mắt một vòng, bụng hoang mang không kể xiết. Ba tôi vẫn đứng lặng thinh, chẳng rõ ông đang "âm mưu" chuyện gì. Kinh nghiệm xương máu cho tôi biết ông càng nín lặng lâu bao nhiêu thì khi phát tác, đòn trừng phạt của ông càng khủng khiếp bấy nhiêu. Vì vậy, thấy ông cứ đứng hoài không chịu nhúc nhích, người tôi muốn rét run.
Nếu chỉ hai cha con với nhau thì thực tình tôi không ngán lắm. Đòn thế của ông tuy dũng mãnh thật nhưng dù sao tôi cũng đã quá quen với nó, hơn nữa càng về sau này "nội lực" của ông càng suy giảm đi theo tuổi tác trong khi đó cơ thể tôi ngày một phát triển và sức đề kháng cũng tăng lên rất nhiều. Tôi chỉ sợ là nếu ông cao hứng ra tay, tôi sẽ chẳng còn mặt mũi nào gặp lại đám nữ quái 10A2 nữa. Riêng "chuyện tình" giữa tôi với Cẩm Phô coi như cầm chắc bốn chữ "nửa đường đứt gánh". Với một ông bố chồng tương lai đằng đằng sát khí như thế, có cho vàng cũng chẳng đứa con gái nhà bình dân nào dám đăng ký vào làm dâu, huống chi là tiểu thư cành vàng lá ngọc con tiệm thuốc tây Hồng Phát. Lúc đó tôi chỉ có nước ca bài "biệt ly nhớ nhung từ đây" và chức "chị hai nhỏ Châu" đành phải bỏ trống vô thời hạn.
Trong khi tôi đang nghĩ ngợi miên man về những viễn ảnh u ám sắp xảy đến thì tiếng ba tôi đột ngột vang lên:
- Chuẩn! Vào đây bảo!
Giọng ba tôi không lớn lắm nhưng thốt ra giữa bầu không khí tĩnh lặng và căng thẳng nên chẳng khác nào sấm nổ giữa trời quang. Tôi nghe tai mình ù đi và mãi đến khi lập cập bước vào nhà đầu tôi vẫn không ngớt kêu vo vo. Những tiếng xì xào hoang mang của đám bạn đang đứng đực giữa vườn trố mắt nhìn theo càng làm đôi chân tôi như quíu lại.
Khi tôi tiến lại gần, ba tôi buông một câu gọn lỏn:
- Theo tao!
Rồi ông quay ngoắt người lại bước vào nhà. Tôi lếch thếch đi theo, bụng nhủ "Thế là hết!".
Mặc dù ba tôi tỏ ra biết điều (ông không "nện" tôi tại chỗ để giữ thể diện cho tôi trước mặt bạn bè) nhưng không vì vậy mà tôi cảm ơn ông. Bởi dù ông có "nhã ý" lôi tôi vào nơi kín đáo để âm thầm "hạ thủ" thì đằng nào lát nữa tôi cũng sẽ trở ra với bộ mặt sưng vù, mà phơi một bộ mặt như thế ra trước những ánh mắt xoi mói của tụi bạn chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng. Liên móm, Thùy Dương và nhất là Cẩm Phô sẽ biết tỏng tòng tong tôi vừa bị ba tôi cho ăn đòn mà nguyên nhân của trận đòn khủng khiếp đó chính là cuộc viếng thăm bất ngờ của tụi nó. Và một khi biết được điều đó rồi, sẽ chẳng đứa nào dám kết bạn với tôi nữa.
Những ý nghĩ buồn thảm đó khiến người tôi bần thần. Như người mộng du, tôi bước theo ba tôi như đi trong sương mù. Nhà bếp, phòng ăn rồi phòng khách lần lượt hiện ra trước mắt tôi như ảo ảnh, như có như không.
Lên tới phòng khách, ba tôi bước về phía chiếc bàn kê giữa nhà bằng những bước dài. Tôi lo lắng nhìn theo ông và lập tức đưa tay lên... dụi mắt. Chính giữa bàn là một cây đàn ghi-ta mới cáu.
Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì ba tôi đã cầm lên cây đàn và quay lại ấn vào tay tôi:
- Của mày đó!
Niềm vui đột ngột khiến tôi như nghẹn thở. Tôi lắp bắp "con... con..." một hồi vẫn không nói được tiếng "cảm ơn ba" nằm mắc nghẹn ngang cuống họng. Đến khi tôi lấy lại được bình tĩnh thì ba tôi đã dắt xe ra khỏi nhà tự đời nào.
Tôi muốn cảm ơn ba tôi không chỉ vì ông mua đền cho tôi cây đàn mới. Tôi biết đó là phần thưởng ông tặng cho sự tiến bộ của tôi trong học tập. Tôi muốn cảm ơn ông trước hết về thái độ của ông đối với mối quan hệ bạn bè của tôi. Bữa nay, lần đầu tiên bạn gái đến nhà thăm tôi. Và bữa nay cũng là lần đầu tiên ông không khiến tôi phải xấu hổ trước mặt bạn bè. Ông không "hạ thủ" vào người tôi, cũmg không một lời quở trách. Ông làm tôi xúc động quá thể. Phải chăng những nỗ lực của tôi trong chuyện đèn sách đã thuyết phục được ông rằng học tập và bạn bè không phải là hai thứ nghịch nhau như nước với lửa như trước đây ông vẫn nghĩ?
Sự xuất hiện tươi roi rói của tôi cùng với cây đàn mới cáu cạnh trên tay khiến tụi bạn "ồ" lên kinh ngạc.
Phú ghẻ phóng ngay lại:
- Cây đàn ở đâu ra vậy?
Tôi ưỡn ngực:
- Ba tao mua cho.
Phú ghẻ tròn mắt:
- Ba mày mua?
- Thì ba tao mua.
Phú ghẻ khịt mũi:
- Trước đây ổng đập đàn của mày một lần rồi mà!
Tôi cười hì hì:
- Ừ, ổng bảo cây đàn đó dỏm qua, đập quách để ổng mua lại cây khác, xịn hơn!
Thằng Cường không quan tâm đến chuyện đàn địch. Nó thò tay sè sẹ vuốt lưng tôi:
- Có gãy chiếc xương sườn nào không mày?
Tôi "suỵt" khẽ:
- Còn nguyên.
Cường vẫn chưa hết thắc mắc. Nó thì thào:
- Khi nãy ba mày sử dụng "song phi cước" hay "la hán quyền" vậy?
Tôi không muốn nhắc đến đề tài "bạo lực" này, sợ tụi con gái nghe thấy, nhưng thằng Cường phổi bò này lại chẳng ý tứ chút nào. Nó cứ lải nhải hoài khiến tôi phát bực, gắt:
- Quyền cước cái đầu mày! Tao đã bảo be sườn tao còn nguyên mà cứ hỏi hoài!
Rồi tôi hướng về phía tụi con gái, kêu lớn:
- Các bạn lại đây chơi! Lại đây nghe Phú ghẻ đàn tặng các bạn mấy bản nè!
Thân thể lành lặn và bộ mặt hơn hớn của tôi khiến nỗi phấp phỏng của đám nữ quái 10A2 bay biến mất. Liên móm bước lại, vừa đi vừa ngó quanh:
- Ba Chuẩn đâu rồi?
- Đi rồi.
- Ba Chuẩn kêu Chuẩn vào nhà chi vậy?
Tôi lay lay cần đàn:
- Ba tôi bảo tôi đem đàn ra hát hò với mấy bạn cho vui!
Thùy Dương đứng bên cạnh buột miệng:
- Ba bạn thương bạn quá hén?
Tôi ngước mặt lên trời:
- Còn phải nói!
Cường thừa dịp xía vô:
- Ba tôi thương tôi còn hơn ba tên Chuẩn này thương hắn nữa đó!
Thùy Dương nheo mắt:
- Ba Cường thương Cường thì kệ Cường, tự dưng lại đem ra khoe, không biết xấu!
Cường phồng má:
- Có gì đâu mà xấu! Nói vậy để cho người ta biết ba tôi thương tôi như vậy thì người ta của tôi ba tôi còn thương gấp mấy...
Không để cho thằng Cường lắm mồm này nói hết câu, tôi ấn thùng đàn vào tay Phú ghẻ, tuyên bố:
- Bây giờ mời các bạn thưởng thức tài nghệ của nhạc sĩ Phú ghẻ...
Nhưng đến lượt tôi bị ngắt lời. Tôi mới "tuyên bố" có nửa câu, Liên móm đã xía ngang:
- Chuẩn là chủ nhà, Chuẩn phải đàn cho bọn này nghe trước. Sau đó mới đến người khác.
- Được thôi!
Tôi nói, giọng không được tự tin cho lắm. Và tôi ôm đàn, so dây, hắng giọng và bồi hồi cất tiếng:
- Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Tôi đang lim dim mắt cố phả tâm hồn vào tiếng đàn giọng hát, bỗng có tiếng bình phẩm bất thình lình thốt lên từ sau lưng:
- Bữa nay mới Tết, hè đâu mà hè!
Tôi cụt hứng, quay phắt lại và bắt gặp nhỏ Châu đang đứng bưng miệng cười khúc khích. Khi nãy, lúc bưng nước ra, nó đã chạy tọt vào nhà, chả hiểu nó mò trở ra đây tự lúc nào và không biết nó có bị ấm đầu không mà nhè ngay lúc tôi đang "phô diễn nghệ thuật" trước mặt "chị hai nó", nó lại kê tủ đứng ngay vào miệng đại huynh nó.
Hồi trước, lúc mới học đàn, tôi đã đàn cho nó nghe bản này một lần rồi. Lần đó, nó cũng nhảy vô họng tôi nó ngồi. Nó cũng nói cái giọng đó: "Bữa nay chưa đến Tết, hè đâu mà hè". Nhưng lần đó chỉ có hai anh em với nhau, trong "nội bộ" nó muốn nói gì nó nói, tôi không chấp. Ai ngờ bữa nay trước mặt Cẩm Phô và lủ khủ bạn bè, nó lại giở mửng cũ "chơi" tôi một "vố" đau điếng. Đã vậy, sau khi làm tôi quê xệ, nó còn nhe răng đười ươi ra cười nữa.
Tôi giận tím gan nhưng không tiện phát tác, chỉ biết nghiến răng và bấu mạnh năm đầu ngón tay vào cần đàn như người luyện "ưng trảo công", sém tí nữa xoi thủng các thớ gỗ.
Trong khi tôi đang trợn mắt hằm hè nhìn nhỏ Châu thì Liên móm lại lên tiếng hùa theo con quỷ con:
- Ừ, đúng đó! Bữa nay mới Tết, hè đâu mà hè! Thôi Chuẩn đàn bản khác đi!
Lại thêm con nhỏ miệng móm này nữa! Tôi than thầm trong bụng. Nó làm như tôi là ca sĩ chuyên nghiệp không bằng! Nó đâu có biết tôi theo Phú ghẻ học nhạc mới được có mấy bữa, ba tôi đã đập béng mất cây đàn. Vì vậy, dù những ngày cuối cùng của "cuộc đời nghệ sĩ" ngắn ngủi kia tôi đã tự mình mày mò và tập tễnh học thêm được dăm ba bài mới nhưng trước sau tôi chỉ có thể đàn thuần thục được vỏn vẹn có hai bản "Nỗi buồn hoa phượng" và "Lạnh lùng". Bây giờ, nó kêu tôi đàn bản khác, tôi chẳng còn cách nào ngoài cách ngoác mồm rên rỉ: "Em nỡ lạnh lùng đến thế sao..." như một tên thất tình hạng bét.
Nghĩ đến đó, người tôi bỗng run lên và tôi đâm giận Phú ghẻ kinh khủng. Điệu tango thiếu gì bản "hùng hồn" nó không đem dạy tôi, lại lựa cho tôi cái bản nhạc gì mà hễ mở miệng cất lên là người nghe đã muốn lăn đùng ra đất.
Tôi đang phân vân không biết có nên biểu diễn cái bản nhạc sướt mướt đó không thì Thùy Dương đã sốt ruột giục:
- Chuẩn đàn đi chứ! Sửa soạn gì mà lâu lắc vậy?
Biết hết đường thoát, tôi đành thở một hơi dài thườn thượt và gõ tay lên thùng đàn: chách chách chách chùm chùm...
Rồi không dám nhìn ai, tôi nhắm tịt mắt lại và ngập ngừng cất tiếng:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào
Giờ đây đã nát càng thêm nát...
Khi bắt đầu hát, tôi nhắm nghiền mắt nhưng hai tai vẫn dỏng lên như tai mèo, nghe ngóng động tĩnh. Tôi đã tính sẵn trong bụng rồi. Chỉ cần nghe một tiếng "hí hí" vang kên bất cứ từ phía nào, tôi sẽ ngưng ngay chương trình ca nhạc bất đắc dĩ của mình.
Nhưng sự lo lắng của tôi dường như quá đáng. Không có một tiếng cười, thậm chí không cả tiếng xì xào nào lọt vào tai tôi. Có vẻ như mọi người đang nín thở và tập trung tinh thần vào thưởng thức giọng ca đầy thu hút của tôi.
Ý nghĩ đó mạnh mẽ đến mức tôi không kềm được ý định hé mắt ra xem thử các khán giả của tôi đang ngây ngất đến cỡ nào. Thoạt đầu tôi mở he hé một mắt, rồi mở he hé thêm con mắt thứ hai. Và cuối cùng là tôi trợn ngược cả hai mắt lên.
Hóa ra sự im lặng chung quanh tôi nãy giờ chỉ là một sự im lặng giả vờ. Không có một bộ mặt nào đờ đẫn vì tiếng hát của tôi cả. Thằng Cường và Liên móm đang cúi lom khom áp sát tai vào trước ngực tôi với một bộ tịch khôi hài không thể tả. Lũ bạn còn lại đứng thành vòng tròn, đứa nào đứa nấy đang đưa tay bụm miệng để khỏi phì cười. Cẩm Phô không bụm miệng, mà... ôm mặt. Có lẽ nó không đủ can đảm chứng kiến cảnh tôi thều thào như một người sắp ngủm và không ngừng kêu réo nó để đòi ăn vạ.
Quang cảnh trước mặt khiến tôi tẽn tò, bản nhạc mới hát được có ba câu đã tắt ngang cuống họng, hệt như máy cassette đang chạy thình lình bị cúp điện.
Thấy tôi mở mắt ra, tụi bạn ác ôn lập tức phá lên cười. Phú ghẻ to mồm nhất. Nó ôm bụng cười nghiêng cười ngửa. Có vẻ như nó quên phắt rằng chính nó đã dạy cho tôi cái bài hát phản chủ đó. Thằng Luyện và Thùy Dương cũng cười rung cả người. Chẳng hiểu tụi nó vứt đi đâu cái tính lịch sự hằng ngày. Nhưng tiếng cười làm tôi điên tiết nhất là tiếng cười của nhỏ Châu. Nhưng trong tình cảnh lố nhố những người này, tôi chẳng làm gì nó được. Hơn nữa, sợ tôi "giận cá chém thớt", nó đã kịp lảng tuốt ra xa trước khi nhe răng phụ họa với đám bạn quỷ quái của tôi.
Chẳng biết trút giận vào đâu, tôi thò tay tóm cổ áo Cường, xẳng giọng:
- Làm trò gì vậy mày?
Cường chớp chớp mắt:
- Trò gì đâu! Tao chỉ muốn tìm hiểu xem một trái tim đã nát bấy ra như cám thì nó có còn đập nữa không thôi!
Tôi nghiến răng, gầm gừ:
- Nát cái đầu mày thì có!
Cường liền đưa tay sờ đầu và nhe răng nhại giọng tôi:
- Đầu anh đã nát càng thêm nát...
Biết gây gỗ với thằng ôn dịch này lúc này chỉ tổ thêm hư bột hư đường, tôi không thèm nhì nhằng với nó mà làm lơ ngoảnh mặt đi chỗ khác. Nhưng tôi không ngoảnh mặt đi còn khá. Ngoảnh mặt qua bên trái, bắt gặp Liên móm đang nháy nhó cười cợt với Phú ghẻ, tôi càng cáu.
- Còn bà miệng móm này nữa! - Đang bực bội, tôi buông một câu, chẳng thèm giữ ý giữ tứ như mọi hôm.
- Tôi miệng móm còn đỡ, ông mắt lé mới chẳng giống ai! - Liên móm ngoác mồm "choảng" lại liền, nó cũng chẳng thèm kêu tôi bằng tiếng "Chuẩn" ngọt xớt như mía lùi nữa - Con Cẩm Phô mỗi tuần "cho phép" ông ôm tập tới học chung với nó ba ngày, nó "lạnh lùng" với ông hồi nào mà ông vu oan cho nó?
Từ hồi tôi mở mắt ra đến giờ, thái độ im lặng của Cẩm Phô đã khiến tôi lo sốt vó. Tôi đang lờ tịt cái "đề tài hóc búa" này đi, nào ngờ Liên móm lại lôi ra "chất vấn" giữa thanh thiên bạch nhật khiến tôi chỉ còn biết đưa tay gãi đầu, nhăn nhó:
- Trời ơi, đó là lời bài nhạc, tôi chỉ hát lên như vậy thôi chứ đâu có ý định nói xiên nói xỏ gì ai!
- Ông nói vậy có thánh mới tin nổi! - Liên móm bĩu môi - Thiếu gì bản ông không hát, tại sao ông lại đi hát bản đó?
Câu vặn vẹo của Liên móm làm tôi dở cười dở mếu. Nếu nói thẳng ra sở dĩ tôi không hát bài nào khác bởi vì tôi mới bập bẹ học đàn, tôi chẳng biết cái "bài nào khác" đó là bài cóc khô gì thì chắc chắn lũ bạn hắc ám này sẽ cười tôi là dốt nhạc mà bày đặt khoe mẽ và như vậy có nghĩa là tôi đành phải dẹp cái ý định ra vẻ ta đây là một nghệ sĩ đa tình trước mắt Cẩm Phô để hiện nguyên hình là một thằng Chuẩn khù khờ cục mịch. Nhưng nếu đối đáp không xuôi, tình hình càng tệ hại hơn. Nỗi oan của tôi sẽ đời đời không rửa sạch. Cẩm Phô sẽ nghĩ tôi là kẻ chuyên môn gắp lửa bỏ tay người và nó sẽ chia tay tôi mà không thèm nói lời từ biệt.
Nghĩ lợi nghĩ hại một hồi, cuối cùng tôi đành sượng sùng thú thật:
- Tại vì ngoài bản "Nỗi buồn hoa phượng" và bản "Lạnh lùng" ra, tôi... có biết đàn bản gì khác nữa đâu!
Lời khai báo thống thiết của tôi khiến Liên móm sửng sốt. Nó trợn tròn mắt:
- Thiên hạ sáng tác cả tỉ bản nhạc, chẳng lẽ ông chỉ biết đàn có hai bài?
Thùy Dương cũng chen vô hỏi:
- Bộ Chuẩn mới học đàn hả?
Tôi gật đầu và cảm thấy mặt mình đỏ lên:
- Ừ.
Rồi sợ Liên móm không tin, tôi day sang Phú ghẻ:
- Liên hỏi Phú ghẻ cho coi! Chính hắn dạy tôi đàn chứ ai!
Liên móm quay lại nhìn Phú ghẻ, thấy Phú ghẻ mỉm cười xác nhận, nó liền lim dim mắt, gật gù:
- Thì ra vậy! Hóa ra tôi đã trách oan Chuẩn!
Thấy nó hạ giọng và chuyển tôi từ "ông" trở lại thành "Chuẩn", tôi mừng rơn như thể phạm nhân được tòa tuyên bố tha bổng.
Nhưng Liên móm là đứa thích chơi trò mèo vờn chuột. Tôi chưa kịp mừng nỗi mừng thoát nạn, nó đã nghiêm mặt tuyên bố:
- Nhưng dù sao Chuẩn cũng có lỗi với Cẩm Phô. Chuẩn làm Cẩm Phô buồn. Bây giờ Chuẩn phải lại xin lỗi!
Thằng Cường đứng bên cạnh cười hí hí a dua:
- Đúng đó! Mày phải lại xin lỗi Cẩm Phô!
Đang bối rối trước "nhiệm vụ" Liên móm vừa giao, tôi mặc xác thằng hại bạn này. Tôi khẽ liếc mắt về phía Cẩm Phô rồi quay sang Liên móm, gượng gạo hỏi:
- Xin lỗi cách sao?
- Thiếu gì cách! - Liên móm nhún vai - Cứ thấy cách nào hay thì Chuẩn làm!
Liên móm trả lời mà như thể đánh đố tôi. Không biết phải xoay xở như thế nào, tôi càng lóng nga lóng ngóng. Thấy vậy, Thùy Dương thương tình lên tiếng mách nước:
- Hay Chuẩn xin lỗi bằng cách hái tặng Cẩm Phô một cành hoa đi!
Câu gợi ý của con nhỏ Thùy Dương thông minh đột xuất này khiến tôi sáng mắt reo lên:
- A, phải rồi! Để tôi hái tặng cho mỗi bạn một cành nữa!
Nói xong, không đợi Liên móm kịp ngăn cản, tôi ba chân bốn cẳng chạy về phía cuối vườn lấy ra con dao nhỏ giấu trong bụi cỏ rồi sau một hồi lui cui mò mẫm, tôi chọn cắt những cành lay-ơn đẹp nhất mà tôi còn giữ lại được sau phiên chợ hoa khai mạc cách đây mười ngày ở quảng trường phía bắc thị trấn.
Tôi ôm bó hoa tươi tới trước mặt mọi người. Phú ghẻ cười hề hề, giọng xiên xỏ:
- Ông chủ vườn bữa nay hào phóng quá!
Tôi dúi một cành lay-ơn vào tay nó và hạ giọng rít qua kẽ răng:
- Câm mồm lại, đồ ghẻ ngứa!
Tôi dúi cho thằng Cường cành hoa thứ hai với lời đe dọa:
- Mày liệu thần hồn đấy!
Rồi tôi quay lại cười với Luyện và tặng nó cành hoa thứ ba.
Tiếp theo là đám nữ quái 10A2. Thùy Dương đón lấy cành hoa và vuốt ve từng đóa với vẻ cảm kích. Liên móm cũng vậy. Nó nhận hoa từ tay tôi với vẻ mặt hí hửng hệt như nhận phần thưởng cuối năm từ tay thầy hiệu trưởng. Nhưng khi "thầy hiệu trưởng" quay sang Cẩm Phô vừa nhe răng cười cầu tài, chưa kịp chìa "phần thưởng" ra thì nó đã phá bĩnh:
- Không được! Chuẩn phải tặng cho Cẩm Phô hoa hồng kia!
Tôi đang còn ngơ ngẩn, Thùy Dương hùa theo:
- Đúng rồi, phải tặng hoa hồng! Ai lại tặng hoa lay-ơn!
Đám đứng ngoài - Cường, Phú ghẻ, cả thằng Luyện tính tình lầm lì lẫn nhỏ Châu hớt lẻo - liền đồng loạt phụ họa:
- Đúng rồi, hoa hồng! Đúng rồi, hoa hồng!
Tôi đỏ mặt nhìn Cẩm Phô, thấy nó cũng đỏ mặt ngó lơ chỗ khác. Tôi không hiểu như vậy là nó phản đối hay nó đồng tình với sự xúi giục của cái tập thể ồn ào kia. Nhưng tôi không muốn nghĩ ngợi nhiều. Đã bao lâu nay, tôi muốn tặng cho "chị hai nhỏ Châu" đóa hoa hồng đẹp nhất trong vườn để bày tỏ mối cảm tình vô bờ tôi "trót" dành cho nó kể từ ngày nó đưa tay ngà ngọc bịt cái miệng xoen xoét của Liên móm trước cổng trường dạo nọ. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi cứ hẹn lần hẹn lữa, hoa hồng trong vườn tôi thi nhau nở rồi thi nhau tàn hết lớp này đến lớp khác mà thủy chung tôi vẫn chưa tặng được cho Cẩm Phô lấy một cánh hoa nào. Bây giờ nếu tôi dại dột không nghe theo lời xúi giục "bậy bạ" của tụi bạn thì chẳng biết bao giờ tôi mới có cơ hội cũng như đủ can đảm thực hiện nguyện vọng của mình.
Ý tưởng đó đã khích lệ tôi.
- Được rồi! Hoa hồng thì hoa hồng!
Cuối cùng, tôi nói, và quay lại phía những bụi hoa.
Tôi hái không chỉ một nhánh hồng, mà cả một bó, và với bó hoa to đùng đó trên tay, tôi rảo bước đến trước mặt Cẩm Phô.
Rồi không nói một lời, cũng không biết một lời nào để nói, tôi lặng lẽ và trang trọng đặt bó hoa vào tay Cẩm Phô, lòng xao xuyến như đang ký thác cả một trời tâm sự. Tôi không rõ lúc đó mặt tôi đỏ bừng lên hay tái xanh đi, nhưng chắc chắn tôi không còn là tôi nữa. Chàng trai họ Chữ nghèo khổ ở làng chài ngày nào kể từ giờ phút này coi như đã chộp được ngón chân út của nàng công chúa Tiên Dung.
Cẩm Phô nhẹ nhàng ôm lấy bó hoa nhưng nó không nhìn hoa mà mỉm cười nhìn vào mắt tôi. Trong một thoáng, tôi chợt nhận ra nó đáng yêu không thể tả. Trước đây tôi cũng đã "nhận ra" điều đó mấy trăm ngàn lần rồi, nhưng lần này mới là lần phát hiện có giá trị nhất. Và cũng chính trong khoảnh khắc kỳ diệu đó, tôi hiểu rằng nụ cười và ánh mắt của Cẩm Phô chiều nay sẽ mãi mãi in sâu vào tâm khảm tôi. Vâng, mãi mãi, không thể phai mờ.
Mọi diễn biến chỉ xảy ra trong một tích tắc nhưng tôi cảm thấy cái giây phút ấy dường như kéo dài vô tận. Tôi thấy thời gian như ngưng đọng lại, và đúng vào lúc tôi đinh ninh tôi và Cẩm Phô sắp sửa biến thành hai tượng đá giữ vườn thì tiếng hò reo nhốn nháo lẫn những tràng pháo tay đôm đốp của bạn bè khiến tôi choàng tỉnh đưa tay lên gãi đầu và bẽn lẽn nhìn quanh.
Và giữa mớ âm thanh ồn ào khủng khiếp đó, không hiểu sao tôi vẫn nghe rõ tiếng sột soạt vừa đột ngột phát ra từ khu vườn bên cạnh như thể có một con thỏ vừa phóng ra khỏi chỗ nấp. Tôi giật mình đảo mắt nhìn qua bên kia hàng rào. Thấp thoáng sau bóng cây thưa, một cái bóng nhỏ đang chạy vụt vào nhà khiến tôi bỗng bồi hồi tự hỏi: Ai như là nhỏ Thảo?




Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
Nguyễn Nhật Ánh

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 comments:

Post a Comment

 

© 2013 Blog Tổng Hợp. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top