Vào ngày Tết, người ta thường bày bán các bức tranh Tam Đa: Phúc - Lộc - Thọ để treo trong nhà. Ngoài ra, người ta còn bày những bộ Tam Đa bằng gỗ quý hay bằng sứ nơi phòng khách sang trọng... Chúng ta biết rất ít về ba ông này, tại sao người đời lại quý trọng ba ông Phúc - Lộc - Thọ làm vậy? Vậy các ông là những ai? các bạn chỉ cần bớt chút thời gian đọc nội dung tôi mới sưu tầm dưới đây là biết liền.
Xin thưa bà con, ba ông ấy đều là người Trung Quốc và đều làm quan ở các triều vua khác nhau.
Ông Đa Phúc, bế đứa bé, tên là Quách Tử Nghi làm quan đời Đường. Hai vợ chồng ông bằng tuổi nhau, suốt đời luôn làm việc thiện. Ông làm quan thanh liêm, cảnh nhà nghèo túng, thanh bạch. Cả gia đình đều quý trọng, thương yêu nhau, trong ấm ngoài êm. Năm ông bà bước sang tuổi 83 thì có chút ngũ đại (cháu đích tôn ở đời thứ năm - quen gọi là ngũ đại đồng đường). Ông Quách Tử Nghi sung sướng quá ôm đứa chút nội trên tay. Ông bà cùng cười lên một tiếng dài rồi ''qui tiên''. Việc ''qui tiên' của ông bà thật là ''nhàn du tiên cảnh'', người già ai cũng ao ước.
Ông Đa Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm quan nhà Hán. Ông luôn tìm lời nói thật hay, cử chỉ thật khéo để làm vừa lòng Thiên tử cho nên được nhà vua ban nhiều bổng lộc. Mỗi lần được vàng lụa vua ban, Đông Phương Sóc lại cưới đem về một mỹ nữ. Thê thiếp của ông nhiều vô kể. Có người khuyên bảo ông: “Làm quan đại phu phải lấy lời nói thẳng can vua chứ không nên lấy lời nói đẹp để làm vui lòng vua mà thu bổng lộc''.
Đông Phương Sóc cười, nói rằng.
- Làm quan để có nhiều bổng lộc mà tận hưởng lạc thú. Nếu không, làm quan chi cho mệt xác.
Ông Phương Sóc sống lâu đến 125 tuổi, râu tóc bạc phơ, lưng còng hẳn xuống. Đến lúc chết, cháu bốn đời phải thay ông, thay bố mà làm ma chay. Sống thọ như thế để là làm gì?
Ông Đa Lộc là Đậu Từ Quân, làm quan nhà Tấn. Ông luôn tìm cách xoay xở cho thật nhiều bổng lộc. Trông ông lúc nào cũng oai vệ, bụng to, cân đai xệ xuống. Nhưng thật buồn thay, năm ông 80 tuổi vẫn chưa có cháu đích tôn để nối dõi tông đường. Như thế, xoay xở cho nhiều bổng lộc để cho ai?
Xin thưa bà con, ba ông ấy đều là người Trung Quốc và đều làm quan ở các triều vua khác nhau.
Ông Đa Phúc, bế đứa bé, tên là Quách Tử Nghi làm quan đời Đường. Hai vợ chồng ông bằng tuổi nhau, suốt đời luôn làm việc thiện. Ông làm quan thanh liêm, cảnh nhà nghèo túng, thanh bạch. Cả gia đình đều quý trọng, thương yêu nhau, trong ấm ngoài êm. Năm ông bà bước sang tuổi 83 thì có chút ngũ đại (cháu đích tôn ở đời thứ năm - quen gọi là ngũ đại đồng đường). Ông Quách Tử Nghi sung sướng quá ôm đứa chút nội trên tay. Ông bà cùng cười lên một tiếng dài rồi ''qui tiên''. Việc ''qui tiên' của ông bà thật là ''nhàn du tiên cảnh'', người già ai cũng ao ước.
Ông Đa Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm quan nhà Hán. Ông luôn tìm lời nói thật hay, cử chỉ thật khéo để làm vừa lòng Thiên tử cho nên được nhà vua ban nhiều bổng lộc. Mỗi lần được vàng lụa vua ban, Đông Phương Sóc lại cưới đem về một mỹ nữ. Thê thiếp của ông nhiều vô kể. Có người khuyên bảo ông: “Làm quan đại phu phải lấy lời nói thẳng can vua chứ không nên lấy lời nói đẹp để làm vui lòng vua mà thu bổng lộc''.
Đông Phương Sóc cười, nói rằng.
- Làm quan để có nhiều bổng lộc mà tận hưởng lạc thú. Nếu không, làm quan chi cho mệt xác.
Ông Phương Sóc sống lâu đến 125 tuổi, râu tóc bạc phơ, lưng còng hẳn xuống. Đến lúc chết, cháu bốn đời phải thay ông, thay bố mà làm ma chay. Sống thọ như thế để là làm gì?
Ông Đa Lộc là Đậu Từ Quân, làm quan nhà Tấn. Ông luôn tìm cách xoay xở cho thật nhiều bổng lộc. Trông ông lúc nào cũng oai vệ, bụng to, cân đai xệ xuống. Nhưng thật buồn thay, năm ông 80 tuổi vẫn chưa có cháu đích tôn để nối dõi tông đường. Như thế, xoay xở cho nhiều bổng lộc để cho ai?
Người xưa đã khéo xếp ba ông Đa Phúc - Đa Lộc - Đa Thọ lại với nhau để răn đời và khuyên đời sau, nếu có làm quan, cũng chỉ nên chọn ông Đa Phúc thôi!
0 comments:
Post a Comment